Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thực hành lời Phật dạy

Nếu ai thực hành đúng bốn điều Phật dạy về cách làm giàu: giữ chữ tín, tiết kiệm, siêng năng và bố thí, tôi tin chắc rằng kết quả sẽ như ý muốn.
 
Đi buôn bán nhỏ, tôi quen với gia đình anh Giang, năm nay anh đã 49 tuổi, hai vợ chồng anh làm nghề bán áo quần. Tôi biết ngày anh chị mới đi bán, hai vợ chồng đi bằng chiếc xe máy cũ kỹ, áo quần thì bỏ vào bao, đi chợ này đến chợ khác, trải bạt, thuê dù che nắng che mưa. Vậy mà 4 năm sau, anh chị đã mua được một lô chung cư, mở đại lý áo quần bán sỉ và lẻ. Quan sát cách anh chị bán hàng, tôi thấy anh chị không bao giờ thách giá, dù khách hàng lạ hay quen, hàng loại nào bán theo giá tiền loại đó. Khách hàng mua về không vừa ý, đem trả lại, anh chị sẵn sàng vui vẻ nhận hàng và trả tiền lại. Tiếng lành đồn xa, khách hàng đến ngày càng đông, họ nói “vào đây mua là an tâm”. Siêng năng, tiết kiệm nhưng ai có hoàn cảnh khó khăn, anh chị luôn sẵn sàng giúp đỡ. Anh chị hay ủng hộ tiền cho các chùa nuôi trẻ mồ côi.
Có một lần, tình cờ tôi nghe anh nói chuyện với một người họ hàng đang làm trưởng phòng ở một công ty xây dựng để gửi gắm con trai vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Xây dựng. Khi nghe người họ hàng nói “được rồi, để em đá thằng nhân viên mới vô để đón thằng cháu em vào”. Nghe vậy, anh liền thẳng thắn trả lời “Con anh sẽ không bao giờ nhẫn tâm đi giành miếng cơm người khác đang ăn, em đừng bao giờ làm vậy, cháu em sẽ kiếm được việc làm và bằng con đường chân chính”. Anh trưởng phòng không nói được lời nào, lặng lẽ ra đi nhưng tôi tin rằng những lời nói ấy của anh Giang sẽ làm anh trưởng phòng suy ngẫm. Làm giàu phải bằng con đường chân chính, bằng đôi tay khối óc của mình, không thể thành công nếu ta đi đường tắt, bất chấp thủ đoạn, sống không có nhân nghĩa. Chỉ có lao động chân chính, đồng tiền mới tồn tại lâu bền bên mình và cuộc sống mới an lạc, hạnh phúc. Xã hội nếu có nhiều người bán hàng như anh Giang thì người mua hàng tiêu dùng sẽ không còn phập phồng lo sợ, sợ bị nhầm hàng, nhầm giá… để nhiều người đang sống khổ cực, quanh năm tay lấm, chân bùn, chống chọi với nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt, bớt đi gánh nặng cơm áo.
Xã hội có nhiều người dù không trình độ, không địa vị, nhưng việc làm thì rất cao cả. Như chị bán vé số dạo ở Sài Gòn, bán vé số chịu cho anh xe ôm. Dù anh xe ôm chưa nhận vé, chưa trả tiền nhưng vé trúng thưởng, chị vẫn gọi anh đến để nhận vé đi lãnh thưởng. Nếu chị không báo thì không ai nói gì. Nhưng chị không đánh mất mình dù chị rất nghèo khổ. Chị mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác chắc chắn chị là người rất hạnh phúc. Một tấm gương cho người đời học tập.
Cho nên, chúng ta sống rất cần chữ tín, siêng năng, tiết kiệm và bố thí, để cuộc đời được an vui, tốt đẹp hơn.
Ngọc Tâm

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Một Đời Người, Một Rừng Cây





Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về.
Cây đã mọc từ thuở nào, trên đồi núi thật cằn khô. Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ. Và em như cụm lan mọc từ những cành cổ thụ già kia
Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương.
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai. Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình, phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành. Phải không anh? Phải không em?
Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi. Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Cây Thùy Dương - Hải Yến


Chiều dần buông màu tím
Vẳng bên sông lời hát êm đềm
Hòa với tiếng đàn đêm
Chập chùng bay về xa phía chân trời

Cất tiếng hát bước chân đi
Cùng ngồi bên hàng thùy dương mờ in bóng
Nhìn bầu trời sao lấp lánh
Nói với nhau lời nói tâm tình

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi
Lòng ngập ngừng
Nghe trái tim bồi hồi
Này, cành thùy dương yêu mến
Biết chăng em vì cớ sao buồn?

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Đôi Bờ (Nhạc Nga)


"Đôi bờ" (tiếng Nga: Два берега), lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan, nhạc của Andrey Yakovlevich Eshpai, được viết cho bộ phim của Liên Xô tên là Жажда (Khát nước) năm 1959. Ban đầu bài hát có tên là "Bài hát của Ma-sa" (Песня Маши). Ma-sa là tên của một nhân vật nữ trong bộ phim.

Lời Nga:

Ночь была с ливнями,
И трава в росе.
Про меня "счастливая"
Говорили все.
И сама я верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Утки все парами,
Как с волной волна,
Все девчата с парнями,
Только я одна.
Я ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Ночь была, был рассвет,
Словно тень крыла.
У меня другого нет,
Я тебя ждала.
Всё ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Lời Việt:

Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Vì em riêng thắm thiết yêu anh,
Giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Đêm dần qua, ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

“Từ trái tim của thế giới, lời cảnh báo của những người anh”

10-1993, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother’s Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm.
Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đã tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v.v… Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn. Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin.
Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát.
Bản đồ khu vực người Kogi sinh sống
Columbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu. Phần lớn lãnh thổ xứ nầy được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này thì rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh, có nhiệm vụ che chở cho nhân loại. Vì đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bởi những đám mây mù, thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt, khó ai có thể vượt rừng đến đó được. Năm 1974, một phi công bay lạc vào phía Đông Bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn tọa lạc giữa rừng. Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đã thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của các quốc gia khác nhau kéo đến đây nghiên cứu. Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ, do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya. Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với những hệ thống đường xá được lót bằng đá hết sức công phu. Đặc biệt hơn nữa, quanh thành phố còn có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu, chứng tỏ người xưa đã hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh. Theo các nhà khảo cổ thì thành phố này đã được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triển, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Nếu thế, lịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đã sống tại đây? Tại sao họ lại biến mất, không để lại một dấu tích gì trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường xá tinh vi kia?
Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đã trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường xá vẫn còn rất tốt, không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa, bảo trì thì chỉ vài chục năm đã hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá là những thửa ruộng trồng lúa và khoai, chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp. Một điểm đặc biệt là mỗi ngã tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những ký hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ. Bản đồ đường xá hay bản đồ chỉ dẫn điều gì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục, tập quán, nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề tìm thấy một dấu tích đặc biệt gì về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia.
Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập, không giao thiệp với ai. Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đã xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường xá xây bằng đá này, nhưng họ vẫn không biết vì sao một nền văn minh như vậy lại suy tàn và biến mất, không để lại dấu tích nào? Vì người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra, không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ. Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hóa với những người tỉnh thành, thì người Kogi rất thận trọng và kín đáo, rút lên những vùng núi cao, không tiếp xúc với ai hoặc chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi.
Đầu năm nay (1993), ký giả Alan Ereira, phóng viên của đài BBC tại Columbia, nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, đã chấp thuận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp của họ. Ký giả Ereira đã viết: “Đây là một biến cố đặc biệt. Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được đến phỏng vấn, quay phim? Họ muốn gì đây? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hội Tôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gửi một thông điệp? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạc với ai, rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó, nên chúng tôi đã tìm được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch”.
Phái đoàn của ký giả Ereira gồm 6 người, 2 ký giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu hình đã lên đường vào đầu năm 1993. Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo, lội suối, họ đã đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra. Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắt ngang qua bờ vực. Được thông báo trước, một phái đoàn Kogi đã ra đón tiếp trước bờ vực.
Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm. Một người lớn tuổi đã bắt đầu bằng một bài diễn văn ngắn:
- Chúng tôi là những trưởng lão của dân Kogi, chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đã được Hội Đồng Trưởng Lão thảo luận rất kỹ và đồng ý. Chúng tôi là con cháu của một giống dân cổ, một giống dân đã có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi, trước khi tổ tiên của các ông ra đời. Vì chúng tôi có mặt từ trước, chúng tôi tự coi mình là những người anh lớn trong đại gia đình nhân loại, do đó chúng tôi là anh và các ông là em. Theo lệ thường trong gia đình, người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em; nhưng chúng tôi biết rằng các em còn trẻ quá, còn hung hăng quá, còn cứng đầu, cứng cổ, ngang bướng quá, chưa thể học hỏi được gì, nên trải qua mấy ngàn năm nay, chúng tôi, những người anh, đã quyết định giữ thái độ im lặng. Chúng tôi hy vọng theo thời gian, các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đã tạo. Tiếc thay thời gian qua nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được gì lại còn tiếp tục phá hoại gia tài Mẹ Cha để lại, do đó những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đã tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi. Các ông được tự do nghiên cứu, ghi nhận, quay phim, chụp hình và làm tất cả những gì cần thiết, và sau đó chúng tôi có một thông điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài.
Tại sao những người kỳ bí này lại hiểu biết rõ điều gì đang xảy ra đối với Trái Đất, trong khi hàng trăm hàng ngàn năm qua họ sống cách biệt với thế giới tân thời? Tại sao họ lại phải quyết định xuất hiện trước nhân loại hiện đại vào lúc này?
Ký giả Ereira ghi nhận: Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt qua chiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi. Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đã dừng lại hoặc chúng tôi đã đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử. Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đã làm việc không ngừng. Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đã tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận. Chuyên viên thu hình đã làm việc không nghỉ, ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh tài liệu. Chuyên viên y tế đã khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về tình trạng sức khỏe của những người dân tại đây. Điều đặc biệt là tuy sống trong một tình trạng có thể tạm gọi là “thiếu tiêu chuẩn vệ sinh” theo quan niệm của những người “văn minh” như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả. Hàm răng của họ rất tốt, ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộ lạc khác cũng không hề có tại đây. Tôi xin xác nhận rằng tất cả những gì chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó. Vì thời gian quá ít, chúng tôi chỉ làm được những gì có thể làm và chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra, nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đã có một lý do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn tò mò tìm hiểu thêm làm gì. Các Trưởng Lão xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều gì nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn cho đời sống yên lành của những người dân trong vùng.
Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung. Mỗi khi cần làm việc gì thì mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiên. Chúng tôi đã chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng. Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy. Vì con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự.
Chúng tôi được biết mỗi làng có một Hội Đồng Trưởng Lão. Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ, bên trong đựng vôi. Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi. Một Trưởng Lão cho biết: chiếc ống vôi tượng trưng cho đời sống. Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó vì đời sống luôn luôn thay đổi, tiếp diễn không ngừng. Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sống. Sở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng vì hành động đó làm cho đời sống trở nên ý nghĩa hơn. Tôi không hiểu rõ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm. Vị Trưởng Lão đã nói: “Đời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con người biết mài dũa thân và tâm để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn”.
Ký giả Ereira kết luận: “Tôi đã quan sát việc này rất lâu mà không thể giải thích gì hơn. Theo tôi thì có lẽ đây là một phương pháp tĩnh tâm, ý thức hành động của mình, một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của người Á Châu. Việc mài dũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích”.
Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây. Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng. Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nhìn thấy các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng gì cả. Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ. Một vị Trưởng Lão cho biết đây là trung tâm sinh hoạt của làng, mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến, không có Tù Trưởng hay một ai nắm quyền hành cả. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy. Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lãnh đạo, mọi quyết định đều là quyết định chung. Phải chăng đây là một hình thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đã có từ ngàn xưa? Theo chỗ chúng tôi dò hỏi thì không có một điều gì được làm nếu không có sự đồng ý chung, nhưng quyết định chung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus). Thật khó có thể tưởng tượng một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ?”.
Đơn vị nhỏ nhất của xã hội Kogi là đơn vị gia đình. Trung bình một gia đình gồm Cha Mẹ và các con nhỏ. Khi trẻ em còn nhỏ chúng được nuôi dưỡng bởi Cha Mẹ, phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái. Nếu có bệnh tật thì các em được đưa đến cho các Trưởng Lão chữa bệnh. Đôi khi các Trưởng Lão cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận, cho rằng đó là luật thiên nhiên. Nếu sống được đến lúc trưởng thành thì người Kogi có tuổi thọ rất cao, tuổi trung bình của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa. Một Trưởng Lão cho biết:
“Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiên. Ngoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng theo, do đó con người phải biết tìm môi trường thích hợp để sống. Chính vì sống trái với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra, đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con người chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống”. Khi đứa nhỏ được khoảng bảy tuổi thì chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại ở cách đó không xa để được giáo dục thêm về cách sống tự lập. Khi được hai mươi mốt thì đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng Lão học hỏi và khi gần ba mươi mới bắt đầu khởi sự lập gia đình riêng.
Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thường được gán cho các dân tộc còn man dã. Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị. Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại. Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ vì người nữ “mát tay” hơn người nam. Một Trưởng Lão cho biết: “Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt, canh tác khác có thể làm hoa mầu nảy sinh rất nhiều, nhưng có nhiều để làm gì? Gia đình nào thì cũng chỉ ăn ngày ba bữa. Có nhiều sẽ tạo nên tình trạng tham lam, tạo ra phiền toái vô ích Thiên nhiên đã lo liệu chu toàn thì cứ theo đó mà sống. Các ông hãy nhìn kia, chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu? Các thú rừng khác cũng thế, chả loài nào thiếu ăn cả, vậy tại sao con người phải lo tàng trữ, gia tăng thu hoạch thực phẩm? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên, có nhiều hơn cái mình cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bản của thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi. Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủ, hoàn toàn không có gì dư thừa và do đó tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác”.
Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá. Khác hẳn với những bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có võ khí. Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào, dù lớn hay nhỏ. Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xã hội học. Từ trước đến nay, các lý thuyết đều cho rằng những bộ lạc dã man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn cây trái trong rừng. Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một sự kiện độc đáo, lạ lùng hiếm có và khó giải thích. Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên. Có lẽ vì lý do đó trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đã thấy rất nhiều hươu, nai, thỏ rừng, chồn cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hãi. Vì chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏi, nghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây. Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi, có lẽ vì chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy!
Phái đoàn đã ghi nhận việc một Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩa gì khác”. Cách ăn uống, làm chủ vị giác là bài học vỡ lòng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ. Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ, Ông Bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên. Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sức lạ lùng, có một không hai. Khi được khoảng hai mươi tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm.
Ký giả Ereira đã ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau: Thanh niên ngồi quay mặt vào vách, vị Trưởng Lão bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng. Ông nói: “Ngươi hãy xoay chiếc ống thật từ từ, thong thả, ý thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy. Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quý báu như vôi đựng trong ống, phải biết quý trọng đời sống của mình cũng như của mọi sinh vật. Tất cả hiện diện nơi đây vì một ý nghĩa nhất định chứ không phải tình cờ”.
Trong một hang đá khác, một Trưởng Lão giảng dạy về cách canh tác: “Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ vì cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra. Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chở ngươi khi cần thiết, vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối. Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ý thức rõ rệt về sự tương quan mật thiết này. Phá hoại trật tự này là phá hoại đời sống và phá hoại đời sống chính là tự hủy đó”.
Ký giả Alan Ereira kết luận: “Trong suốt chín năm ngồi quán xét sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con người và con người, người và thú vật, người và rừng cây, người và con suối, mà họ biết tôn trọng thiên nhiên, không giết hại, không ăn thịt cá. Họ biết ý thức sự sống tràn đầy trong thiên nhiên, từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng bé nhỏ, từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các giòng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng. Tâm thức họ tràn đầy các hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết… Chắc chắn điều này phải có một kết quả lạ lùng nào đó vì khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá, con người đó phải là một con người ý thức rất sâu xa về mình và sự tương quan giữa mình và mọi vật. Khi đó họ trở nên một con người mà theo tập tục của xã hội Kogi là người đã trưởng thành, có thể lập gia đình, có bổn phận với xã hội hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lão để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này. Danh từ “Trưởng Lão” của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người thông thái (wise man) mà thôi”.
Muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lão, một thanh niên còn phải học hỏi trong nhiều năm. Một trong những phương pháp quan trọng là việc tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức vũ trụ”, nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Đa số các Trưởng Lão thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên, vì đối với họ việc tĩnh tâm là mục đích chính của đời sống. Các nhu cầu như ăn uống chỉ là phụ thuộc. Người ta chỉ bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ rồi, nhưng người ta không thể sống mà thiếu ý thức về mình được.
Một vị Trưởng Lão cho biết: “Vũ trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Biết rung động với vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi chín năm trong động đá đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta phải nổ lực tìm hiểu về mình, vì biết mình chính là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên. Đã hiểu được các định luật này một cách sâu xa thì làm sao có thể làm trái với nó được? Sở dĩ con người làm việc sai quấy vì họ không biết mình, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những giá trị do tập đoàn tạo ra chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa. Sống như thế không thể gọi là sống. Đó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ lâu rồi!”.
Đối với người Kogi, việc chết cũng rất giản dị. Khi cảm thấy đã đến lúc phải ra đi, một người già thường tìm vào một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết. Họ không làm đám tang, gia đình than khóc như những bộ lạc khác, mà họ cho rằng đó là một việc bình thường, không có gì đáng quan tâm. Một điểm hết sức đặc biệt nữa của người Kogi là họ không hề có một tín ngưỡng thờ thần linh hay vật tổ như các bộ lạc khác. Truyền thống nơi đây chú trọng trên căn bản tĩnh tâm suy gẫm nên họ đã có những quan niệm hết sức đặc biệt, khác hẳn với những nền văn minh khác tại Nam Mỹ.
Một Trưởng Lão đã nói: “Các quan niệm như tinh tú, mặt trời, mặt trăng, đất nước gió lửa từ đâu đến? Phải chăng từ tâm thức này sinh ra? Chính tâm thức đó phát sinh ra tư tưởng và khi tư tưởng vận hành, giống như cuộn chỉ xoay từ sợi, mà tất cả mọi vật đều phát sinh. Tóm lại, tất cả đều do Tâm. Có tất cả chín thế giới phát sinh từ tâm thức vũ trụ cũng như một người mẹ sinh ra chín đứa con. Một đứa con có một đặc tính hay sắc thái tiêu biểu bằng các màu sắc khác nhau. Thế giới thứ chín chính là cái thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống. Tất cả mọi thế giới đều tuân theo những quy luật nhất định liên quan đến việc sinh ra, lớn lên, phát triển rồi chết đi. Đó là định luật thiên nhiên không thể thay đổi. Ý thức rõ rệt các định luật này rất quan trọng vì nó là cây cầu tâm thức nối liền chúng ta và các cảnh giới khác và sau cùng với Mẹ Vũ Trụ (Kaluna). Chính vì ý thức mà người ta biết rằng trái đất này không phải tạo ra riêng cho loài người mà cho tất cả mọi sinh vật khác nữa”.
Ký giả Ereira đã đặt câu hỏi về Kim Tự Tháp và thành phố bỏ hoang với Trưởng Lão người Kogi nhưng họ lắc đầu từ chối không tiết lộ gì về lịch sử của thành phố đó. Mặc dù họ tự nhận là con cháu của những người đã xây cất ra thành phố đó nhưng họ cho biết: “Tại sao các ông cứ quan tâm đến những ký hiệu lạ lùng, những tấm bản đồ bằng đá kia làm chi? Các ông sẽ không thể hiểu nổi những ẩn nghĩa đó khi tâm các ông còn xáo trộn. Các tâm hồn non dại, chưa trưởng thành, chưa biết làm chủ mình thường chỉ thích tò mò chạy theo những gì kỳ lạ, những hão huyền bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong để hiểu chính mình. Chỉ khi biết mình thì mới biết được những điều mà Kim Tự Tháp kia được xây cất vào việc gì và những tảng đá ghi khắc các ký hiệu kia để chỉ dẫn những gì. Khi xưa tổ tiên của chúng tôi đã biết rõ những điều này nhưng khi con người trở nên tham lam, ích kỷ, giết hại, ăn thịt cá, phá hoại trật tự của thiên nhiên thì tổ tiên chúng tôi biết không thể thay đổi gì được. Họ rút vào rừng sâu núi thẳm, chờ đợi những người em sẽ rút tỉa những bài học mà họ phải học, những lỗi lầm mà họ đã gây ra, nhưng tiếc thay đã bao lâu nay hình như chẳng mấy ai học hỏi được điều gì hết!”.

Sau ba ngày ghi nhận, tiếp xúc và quay phim, buổi tối hôm ấy, mọi người quây quần trong căn nhà chính để nghe một Trưởng Lão tuyên bố về thông điệp mà họ muốn gửi cho thế giới. Đó là một ông lão lớn tuổi nhưng còn khỏe. Nhìn hàm răng còn nguyên vẹn, mọi người nghĩ ông lão chỉ vào khoảng sáu mươi là nhiều nhưng về sau ký giả Ereira được biết vị Trưởng Lão này đã sống trên một trăm năm rồi. Hầu như vị Trưởng Lão nào cũng đều trên một trăm tuổi trở lên cả. Chúng tôi không nhìn thấy những dấu vết già yếu, bệnh tật trên thân thể họ như vẫn thường thấy ở các bộ lạc khác.
Vị Trưởng Lão lên tiếng: “Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho các em trong gia đình nhân loại. Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng hiện nay nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra.
Thứ nhất, nhân loại cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một Mẹ. Dù chúng ta có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu hề khác biệt. Khi đói chúng ta đều đói như nhau, lúc khát chúng ta đều khát như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên phải như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một Mẹ, nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này vì các em đã quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi!
Sống xa Mẹ đã lâu, các em đã quên hẳn người Mẹ sinh ra các em, săn sóc, che chở, nuôi dưỡng các em. Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài Mẹ Cha để lại, phá hoại một cách không thương tiếc, không một mảy may thương tiếc! Các anh đây sinh trước, gần Cha Mẹ hơn nên hiểu được lòng Mẹ Cha đang tan nát, đau khổ. Mẹ đã buồn vì các con sinh sau nở muộn đã không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết, hận thù nhau, làm hại lẫn nhau khiến Mẹ Cha khổ sở vô cùng. Không những thế, các em còn dày xéo lên thân thể Mẹ Cha mà không biết rằng các em đang giết hại chính đấng đã sinh ra các em. Các anh biết rõ việc này nên chỉ muốn khuyên các em hãy dừng lại, quan sát và ý thức việc làm hiện nay của các em vì giết hại đấng sinh thành ra mình chính là giết hại chính mình đó.
Mẹ của các em là ai? Chính là trái đất này. Lòng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi. Này các em! đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có Mẹ. Nếu trái đất bị hủy hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh. Các anh không biết trong vòng vài năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy gì tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo trì môi trường sinh sống. Tại sao được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, thế hệ trước đã giữ gìn cẩn thận, đã trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em lại phá nát không hề thương tiếc? Làm sao các em có thể tự hào rằng mình “văn minh” khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một khổ đau nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã “tiến bộ” khi con người ngày càng gia tăng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi? Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, không thể vi phạm được? Lòng các anh vô cùng đau đớn vì các anh thấy rằng trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng hãy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại, nếu không thì trễ quá mất rồi!”.
Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật khó có thể tin rằng những người Kogi lại biết rõ tình trạng phá hoại môi sinh và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay khi họ không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Tuy nhiên điều này có lẽ cũng không sai vì có nhiều bằng chứng rằng môi trường sinh sống của nhân loại đang bước vào một giai đoạn nguy kịch rõ rệt. Một bằng chứng hiển nhiên là lớp tuyết trên đỉnh Sierra trước kia vẫn đóng rất dày mà nay chỉ còn trơ lại một vài mảng mà thôi. Gần đỉnh núi có một hồ nước rất lớn, vốn là nơi lưu trữ nước khi tuyết tan vào mùa hè. Hồ nước này sẽ đổ xuống các sông ngòi, chảy qua những đồng bằng trước khi chảy ra biển. Hiện nay hồ nước này cũng đã gần cạn khô, mực nước tại sông ngòi quanh vùng đều xuống rất thấp và dân chúng ở vùng đồng bằng đã than là suốt mấy năm nay, nạn hạn hán đã hoành hành dữ dội, số lượng thóc lúa thu hoạch được càng ngày càng xuống rất thấp. Khắp nơi trên thế giới, người ta nói về tình trạng nhiệt độ gia tăng (Global Warming) gây ra bởi nạn đốt rừng, phá núi, xẻ đường và hậu quả của những ô nhiễm kỹ nghệ. Thêm vào đó biển cả cũng gặp nhiều khó khăn bởi việc các chất cặn bã gia tăng, giết hại các vi sinh vật, căn bản của đời sống các loài thủy tộc. Thêm vào đó, việc phát triển các kỹ thuật đánh cá tối tân bằng các tấm lưới khổng lồ như lưới vét (Drift Net) của các quốc gia tân tiến đã làm nhiều dân tộc sống ở ven biển gặp nhiều khó khăn về thực phẩm vì chẳng còn có cá để ăn”.
Người ta đã tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa thế giới sẽ lâm vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng. Nạn đói kém sẽ xảy ra khắp nơi, và những quốc gia làm chủ được thực phẩm sẽ là những quốc gia có quyền lực mạnh nhất. Biết rõ nguy nan này, các quốc gia tân tiến đang phát động những căn bản kinh tế, kỹ nghệ mới đặt trên vấn đề môi sinh mà nạn nhân đầu tiên sẽ là các quốc gia kém mở mang, chậm tiến. Chính những quốc gia này sẽ trở thành miếng mồi ngon để các quốc gia tân tiến kéo đến mở mang kỹ nghệ, phóng uế bừa bãi các chất cặn bã, và phá hoại môi sinh. Nhân danh khoa học kỹ thuật, các quốc gia tân tiến đang cho thuyên chuyển những nhà máy, kỹ nghệ từ xứ họ qua những quốc gia khác dưới những danh nghĩa rất tốt đẹp như hợp tác, phát triển kỹ thuật. Hiển nhiên họ đã ý thức tình trạng phá hoại môi sinh và hậu quả của nó trong quốc gia của họ và quyết định nếu kỹ nghệ là cần thiết thì hậu quả của nó phải xảy ra một nơi nào khác chứ không phải trên lãnh thổ của họ.
Nói một cách khác, chính sách “thực dân mới” sẽ không xây dựng trên tình trạng chiếm đất, nhưng sẽ đặt trên căn bản phá hoại môi sinh tại những nơi khác, vì đây là một sự phá hoại có tính cách vĩnh viễn, không thể phục hồi. Những quốc gia mà môi sinh bị phá hoại sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi tình trạng thực phẩm thiếu sót vì đất mầu bị phá hoại, rừng rậm bị phá hủy, biển cả và đất đai chứa đựng toàn những chất ô nhiễm. Dĩ nhiên dân chúng sẽ bị những bệnh tật kỳ dị không thể chữa, những thứ bệnh có thể gây tổn thương đến yếu tố di truyền và hoàn toàn suy kiệt nhân lực (Oligarchy) bởi các hóa chất kỹ nghệ.
Thế giới ngày nay đang bước vào một khúc quanh lịch sử mà trong đó tình trạng môi sinh sẽ đóng một vai trò thiết yếu, quan trọng. Khi phái đoàn ký giả đài BBC rời rặng Sierra vào tháng hai năm 1993, những người Kogi đã ân cần nhắn nhủ: “Xin các ông hãy mang thông điệp này ra gửi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã thực sự nguy kịch lắm rồi! Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ nữa đây?”.
Theo Tin180

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Tại Sao Bạn Nên Học Anh Ngữ

Học một ngôn ngữ khác là mở ra một chân trời mới và rất nhiều cơ hội mới cho bạn. Nếu bạn đang chán nản với việc học thêm một tiếng ngoại ngữ nào đó thì đây là 10 lý do giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành tốt khóa học của mình.

1. Tăng sự hiểu biết toàn cầu

Federico Fellini, đạo diễn phim người Ý đã nói: "Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đưa lại cho chúng ta một tầm nhìn khác nhau về cuộc sống". Học một ngôn ngữ mới đưa lại cho người học khả năng tiếp cận và bước vào một nền văn hóa khác. Tại sao điều này này lại quan trọng? Trong một thế giới mà các quốc gia và các dân tộc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, giải quyết tranh chấp chính trị, và đảm bảo an ninh quốc tế như ngày nay thì hiểu biết các nền văn hóa khác là một việc hết sức quan trọng. Thiếu sự nhạy cảm văn hóa có thể dẫn đến mất lòng tin và sự hiểu lầm, giảm khả năng hợp tác, đàm phán và thỏa hiệp.
Có quá nhiều điểm lợi khi bạn bắt đầu học 1 ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài

Khi cuộc sống toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của di động và truyền thông đang đưa thế giới gần nhau hơn bao giờ hết thì các công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với ngôn ngữ mới. 52,7% dân số châu Âu thông thạo cả tiếng mẹ đẻ và ít nhất một ngôn ngữ khác. Là một người trẻ tuổi, nếu bạn không có thêm một ngoại ngữ trong tay, bạn sẽ trở thành người tụt hậu so với thời đại.



2. Nâng cao khả năng làm việc

Dù cho bạn đang làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, nếu có thêm vốn ngoại ngữ thì cơ hội thăng tiến, mở rộng quan hệ, hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn so với những người chỉ biết 1 thứ tiếng. Hiện nay, nhiều cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp du lịch, kỹ thuật, truyền thông, các lĩnh vực giáo dục, luật pháp quốc tế, kinh tế, chính sách công, xuất bản, quảng cáo, giải trí, nghiên cứu khoa học và một mảng rộng các ngành dịch vụ… đều có nhu cầu cho tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Và những người có lợi thế về ngoại ngữ bao giờ cũng có cơ hội được hưởng lương cao hơn đồng nghiệp.

3. Tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ bản xứ

Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức về các ngôn ngữ khác làm tăng sự hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ nói chung và cho phép họ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hiệu quả hơn. Những người học ngôn ngữ nước ngoài có kỹ năng xử lý trong nói và viết cao hơn, huy động từ vựng nhanh hơn và có khả năng đọc hiểu, phân tích hình ảnh tốt hơn so với người chỉ biết một thứ tiếng.
4. Nâng cao kỹ năng nhận thức và đời sống

Richard Riley, Bộ trưởng Giáo dục thời Tổng thống Bill Clinton đương nhiệm đã khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn rằng học một ngôn ngữ nước ngoài sẽ có hiệu ứng sóng, giúp nâng cao hiệu suất học tập của học sinh trong các môn học khác”. Những trẻ em được học thêm một ngoại ngữ ở cấp tiểu học sẽ có điểm cao trong các kì thi trắc nghiệm về đọc, sử dụng ngôn ngữ và toán. Không những ngoại ngữ giúp phát triển trí não, nâng cao nhận thức mà còn phát huy sự sáng tạo, kỹ năng tư duy bậc cao như giải quyết vấn đề, tổng hợp khái niệm, lý luận... Từ đó, người học sẽ có thêm kỹ năng sống, cách đối phó và thích ứng với văn hóa mới, tình huống mới và dễ giao tiếp, gặp gỡ với mọi người.

5. Tăng cơ hội vào đại học hoặc sau đại học

Ngày nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Nhiều chuyên ngành trong nghệ thuật và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng yêu cầu bạn phải học hoặc nghiên cứu về một hoặc nhiều ngôn ngữ để đảm bảo sự sáng tạo và thành công trong tương lai. Có kiến thức về ngoại ngữ tức là bạn có thêm khả năng tự tìm kiếm tài liệu, đào sâu kiến thức về các ngành học đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng.

6. Để có khả năng đánh giá về văn học quốc tế, âm nhạc và phim

Các công trình vĩ đại của thế giới văn học, nghệ thuật được viết bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một bản dịch không bao giờ truyền tải hết được ý nghĩa, phong cách, sự độc đáo trong tâm hồn của tác giả. Chỉ có một cách duy nhất để có thể cảm nhận được toàn bộ tác phẩm đó là tự mình đọc chúng bằng chính ngôn ngữ mà tác giả thể hiện.
Lớp học tiếng anh với giáo viên nước ngoài
Không chỉ văn học mà các thể loại sân khấu, âm nhạc, phim cũng vậy. Nếu ta tìm hiểu chúng ở dạng nguyên bản thì giá trị của chúng sẽ được giữ trọn vẹn.

7. Chuyến du lịch sẽ khả thi và thú vị hơn

Mặc dù bạn có thể đi du lịch mà không cần biết chút gì về ngoại ngữ nhưng như thế thì đã giảm đi hơn nửa sự thú vị. Khi bạn thiếu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa, bạn có thể sẽ không được tham gia đầy đủ các chương trình về văn hoá, phong tục tập quán ở nơi đó. Rào cản ngôn ngữ sẽ hạn chế khả năng tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi của bạn, đôi lúc có thể gặp nguy hiểm. Khi bạn biết về ngôn ngữ, bạn có thể thoải mái trong mọi tình huống, đơn giản như gọi món ăn trong nhà hàng, tìm chỗ ở, thương lượng giá rẻ, gặp gỡ nói chuyện với người bản địa để hỏi đường…

8. Chìa khóa mở rộng con đường học tập, nghiên cứu

Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học bổng để đi du học.  Hầu hết các chương trình học bổng đều đòi hỏi bạn có khả năng giao tiếp và học tập thông qua một ngôn ngữ tiêu chuẩn (thường là tiếng Anh).

9. Nâng cao hiểu biết của mình và văn hóa của đất nước mình

Henri Delacroix, họa sĩ và nhà làm phim Pháp đã nói: "Toàn bộ kinh nghiệm của cá nhân được hình thành dựa trên kế hoạch của ngôn ngữ".

Biết một ngôn ngữ là cơ hội cho bạn nhìn thấy bản thân và văn hóa nước nhà từ góc nhìn bên ngoài. Khi liên hệ với ngôn ngữ khác, nghĩa là bạn đã liên hệ tới một văn hóa, truyền thống và phong tục khác. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng thể, đầy đủ và khách quan hơn về con người, về cuộc sống.

10. Có nhiều bạn bè

Biết thêm một ngôn ngữ sẽ giúp bạn tăng số lượng bạn bè trên thế giới. Trong một môi trường mới  nếu có ngoại ngữ, bạn có thể giao tiếp, học hỏi, làm quen hay trao đổi, chia sẻ với những người bản xứ hay sinh viên quốc tế. Bạn có thể dễ dàng bày tỏ quan điểm hoặc sự quan tâm của mình về vấn đề gì đó và mọi người không gặp khó khăn để hiểu bạn đang nói gì, đang nghĩ gì.
Bất cứ ai đã nói với bạn rằng việc học một ngôn ngữ khác là không thực tế, không cần thiết hoặc đơn giản là một sự lãng phí thời gian quý báu thì đó là một sai lầm rất lớn. Hãy tận dụng cơ hội để nâng cao năng lực của bạn ngay lúc có thể - học một ngôn ngữ mới!

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

[Non HD] Mong Ước Kỷ Niệm Xưa (Doraemon)


Mong Ước Kỷ Niệm Xưa

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....!

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại
Cho bao khát vọng, đam mê cháy bỏng
Sẽ còn mãi trong tim mọi người
Để tình yêu... ước mơ mãi không phai...

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại
Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm
Để nụ cười còn mãi lắng trên hàng mi, trên bờ môi
Và trong những... kỷ niệm xưa .

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Ô Sào Thiền Sư

Ô Sào thiền sư là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường. Khi bà mẹ hạ sanh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư xuất gia từ đó, và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào là tổ), tức là ông thầy có xuất xứ từ một chiếc tổ quạ. Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của tòng lâm cổ kính. Sư thường hành thiền trên quê hương của mình, tức là nơi chảng ba có đặt chiếc tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng đầy đủ để cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư vẫn không rời "quê mẹ."
Một hôm, quan thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tàng cây, vốn không ưa hạng người "lánh nợ đời" như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều.
Quan thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư "Tổ quạ", không bao lâu vị đại quan này "thoát nhiên đại ngộ". Chuyện kể chỉ có thế, còn việc ông đại ngộ cái gì thì chúng ta đành chịu vậy.

Khái niệm Bandwidth

1/ Khái niệm :

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa của từ này

Bandwidth, theo Lạc Việt Từ Điển có nghĩa là "dải tần ( dải tần số )", hay theo một số trang web thì nó là "băng thông". Thực ra nếu những ai hoạt động trong lĩnh vực viễn thông thì chắc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhau lướt qua 1 số định nghĩa về bandwidth :

- Khái niệm Bandwidth (the width of a band of electromagnetic frequencies) ( dịch nôm na là độ rộng của một dải tần số điện từ ), đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay, chuyên môn một chút, là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tính hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền dẫn.

- Nói chung, bandwidth đồng nghĩa với số lượng dữ liệu được truyền trên một đơn vị thời gian. Bandwidth cũng đồng nghĩa với độ phức tạp của dữ liệu đối với khả năng của hệ thống. Ví dụ, trong 1 giây, download 1 bức ảnh sẽ tốn nhiều bandwidth hơn là download 1 trang văn bản thô ( chỉ có chữ ).

- Trong lĩnh vực viễn thông, bandwidth biểu diễn cho tốc độ truyền dữ liệu (tính theo bit) trên một giây ( thường gọi là bps ). Vì thế, một modem với 57,600 bps ( thường gọi là 56K modem ) có bandwidth gấp đôi so với 28,800 bps modem.

- Trong từng ngữ cảnh riêng, việc định nghĩa bandwidth lại khác đi một chút, nhưng chúng ta sẽ không đi quá sâu, mà hãy quay lại với những gì gần gũi với chúng ta, đó là bandwidth với máy chủ, tác động của nó tới trang web của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta sẽ hiểu một cách đơn giản, càng có nhiều bandwidth, website của chúng ta càng có nhiều khả năng xử lý các yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.

2/ Ước lượng bandwidth thích hợp cho website :

Khi lựa chọn 1 host ( xin giữ nguyên từ mà không dịch ), lượng bandwidth mà bạn mua đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của website. Để trả lời cho câu hỏi " Bạn cần bao nhiêu bandwidth ", trước tiên, bạn cần giải quyết 2 vấn đề sau :

+ Ước lượng độ lớn của mỗi trang web ( ở đây là kích cỡ file tính theo byte )
+ Có bao nhiêu người sẽ xem ?

Chúng ta ước lượng độ lớn của một trang web ( cụ thể là 1 trang HTML ) bằng cách, cộng kích cỡ của tất cả hình ảnh trong trang web với kích cỡ của trang HTML. Sau đó chúng ta nhân con số tính được với số người dự tính sẽ xem trang web đó. Để dễ hiểu, chúng ta lấy một ví dụ. Bạn có 1 trang html có kích cỡ là 5k, trong đó có 3 file ảnh, mỗi file có độ lớn là 10K. Như vậy, bạn có 10+10+10+5 = 35k dữ liệu. Bạn ước lượng rằng sẽ có 1000 lượt người xem trang web đó trong 1 tháng, như thế, bandwidth trong một tháng của bạn sẽ là 35K*1000 = 35000K ( xấp xỉ 34MB ). Với 10 trang web như vậy, bạn tốn 340MB bandwidth .

Với cách tính như vậy, nếu website của bạn là website cá nhân, 500MB bandwidth là khá nhiều, nhưng vấn đề sẽ khác nếu bạn có một website lớn, nhiều người truy cập. Diendantinhoc.net cách đây 1 hay 2 tháng, với 10GB bandwidth, đã quá tải với hàng nghìn lượt truy cập trong 1 tháng , và không hoạt động được nữa, sau cùng họ phải bỏ bớt phòng chat đi để tiết kiệm bandwidth. Và nếu diendantinhoc.net là một website thương mại, thì chắc họ sẽ phải lỗ to khi ngưng hoạt động 1 thời gian như vậy ( May mắn là không ). Tiết kiệm là quốc sách ! Vậy làm thể nào để tiết kiệm ?

3 / Tiết kiệm bandwidth :

Có 3 điểm mấu chốt :

+ Giữ cho trang web của bạn càng nhỏ càng tốt : Điều ngày có nghĩa, hãy lưu ý kỹ đến mã HTML của bạn, cái gì bỏ đi được thì bỏ đi, loại bỏ các khoảng trắng không cần thiết,vv... ( thế mới thấy rõ hơn, HTML thật quan trọng :-p ). Nén hình ảnh của bạn tới mức có thể. Ví dụ khi thiết kế hình ảnh trong Photoshop, bạn có thể chọn chức năng save for web, và giảm chất lượng của nó đi miễn là hình ảnh vẫn còn chấp nhận được. Và, nên nhớ, dùng kiểu JPG cho các bức ảnh ( photos ), kiểu GIF cho các hình đồ hoạ ( graphics ).

+ Sử dụng những hình ảnh không lưu trữ trên máy chủ của bạn : Điều này là khá đơn giản, khi bạn tìm thấy 1 hình vừa ý ở 1 trang nào đó, thay vì download về và đưa lên máy chủ của mình, bạn chỉ việc trỏ thẳng tới địa chỉ của hình đó ( ví dụ
+ Sử dụng CSS ( Cascading Style Sheets ) : CSS là một trợ thủ đắc lực trong công cuộc tiết kiệm bandwidth. Thay vì phải gõ đi gõ lại nhiều lần một thuộc tính nào đó, bạn chỉ việc định dạng nó trong 1 file css, và điều này làm giảm kích cỡ của trang web. Tại sao lại không nghiên cứu CSS nhỉ ? .

4 / Ngăn chặn việc "đánh cắp bandwidth" :

Đây là một điều quan trọng, khi bạn vừa muốn giữ bản quyền hình ảnh, lại vừa muốn tiết kiệm bandwidth. Và đây là điều mà đại đa số các webmaster phải giải quyết.

+ Kiểm soát : Đây là một cách khá phổ biến. Kiểm soát bằng cách phân tích các máy tìm kiếm ( search engine ), các file log, và các website khác để xác định, nơi nào, ai, đã và đang xử dụng bandwidth của bạn mà chưa được phép.

Khi đã xác định được đối tượng, liên lạc với họ và yêu cầu họ ngừng lại việc vi phạm này. Thật tiếc là không phải cứ yêu cầu là được, mà có thể, họ sẽ cho bạn 1 bài học về cái gọi là "của chung" trên cộng đồng Internet, và nhất là khi ở Việt Nam, chẳng có điều luật nào đề cập đến vấn đề này, thật nan giải. Đây quả là một công việc tốn nhiều thời gian và công sức !.

+ Sử dụng các phần mềm :
Có khá nhiều phần mềm dành cho công việc này, mặc dù ở Việt Nam là chưa phổ biến, nhưng rất nổi tiếng và được nhắc đến rất nhiều, như WebTrends, Artistscope , Digimarc,vv...

+ Còn một số phương pháp nữa, hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào khả năng của bạn, ví dụ như dùng lệnh trong file .htaccess, hoặc sử dụng sức mạnh của các ngôn ngữ lập trình web như perl, php, vv...

5/ Kết :

Nếu bạn chỉ có ý định xây dựng 1 website cá nhân, đem vào đó những tâm tư, sở thích của mình, với vài chục người bạn ghé thăm, bạn không phải quá quan tâm tới vấn đề này. Nhưng xin hãy có 1 cái nhìn nghiêm túc nếu bạn muốn thực hiện một cái gì đó lớn hơn, thu hút nhiều người hơn, và nhất là khi bạn muốn trở thành 1 webmaster thực thụ .

Hiểu biết về bandwidth giúp bạn có chiến lược tốt hơn cho website của mình, dễ dàng lựa chọn khi đăng ký host, và tránh được nhưng rủi ro không đáng có.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Thiên đường và Địa ngục

Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “ Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục như thế nào”. Chúa dẫn anh ta vào hai cái cửa...

Chúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.

Ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn, khiến cho người đàn ông nhỏ nước miếng.

Nhưng mọi người ngồi xung quanh bàn thì lại gầy guộc, xanh xao, cứ như là bị bỏ đói từ lâu vậy.

Mỗi người ai cũng đang cầm chiếc thìa có cán dài được buộc vào cánh tay. Họ có thể với chiếc thìa dài tới nồi nước hầm để múc, nhưng vì nó dài quá, và bị buộc vào tay, nên họ không thể cho vào miệng được.

Người đàn ông rùng mình trước cảnh tượng khổ sở như vậy. Chúa nói: “Đấy, con vừa nhìn thấy Địa ngục”.

Tiếp tục họ bước sang phòng thứ hai và mở cửa. Mọi thứ xung quanh đều giống phòng đầu tiên. Có một cái bàn tròn lớn với một nồi nước hầm hấp dẫn làm cho người đàn ông nhỏ nước miếng. Mọi người xung quanh cũng cầm cái thìa có cán dài, nhưng mọi người ở đây trông thật béo tốt, no nê, mãn nguyện, cười nói rôm rả.

Người đàn ông thắc mắc: “Con không hiểu, thưa Chúa”.

“Đơn giản thôi” - Chúa đáp - “Ở nơi này, mọi người biết cách đút cho nhau ăn”.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Happy New Year

 

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
Its the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Nows the time for us to say...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i

Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks hell be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing hes astray
Keeps on going anyway...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
Its the end of a decade
In another ten years time
Who can say what well find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i 

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Những con số gây sốc tại nhà máy sản xuất iPhone

Chương trình This American Life của đài NPR (Mỹ) thực hiện phóng sự đặc biệt về quy trình sản xuất các sản phẩm Apple, trong đó khẳng định nhà máy Foxconn thuê cả những công nhân chỉ 13 tuổi và làm việc 16 tiếng/ngày.

Hai nhà báo Mike Daisey và Nicholas Kristof đã tới Thâm Quyến (Trung Quốc) tìm hiểu đời sống công nhân Foxconn. Một công nhân tiết lộ với họ rằng nhà máy này luôn biết trước mỗi khi có đoàn kiểm tra tới và sẽ biết cách để "qua mặt" các thanh tra.




Daisey và Kristof đã kể lại những gì họ phỏng vấn được qua chương trình:
- Nhà máy Foxconn tại Thâm Quyến có 430.000 người. Có 20 quầy ăn trong nhà máy, mỗi quầy phục vụ 10.000 người.
- Một nhân viên Foxconn được Daisey phỏng vấn bên ngoài cánh cổng nhà máy là một bé gái 13 tuổi. Em có nhiệm vụ đánh bóng mặt kính hàng nghìn chiếc iPhone mới mỗi ngày.
- Cô bé nói Foxconn không giới hạn tuổi. Nếu có đoàn thanh tra, Foxconn sẽ biết trước và họ đơn giản chỉ cần thay thế các công nhân trẻ bằng những người già hơn.
- Trong 2 tiếng, phóng viên gặp một số công nhân nói họ chỉ 14, 13, thậm chí 12 tuổi. Daisey đánh giá khoảng 5% công nhân ở đây dưới độ tuổi lao động và nhận định rằng một công ty như Apple, vốn rất quan tâm đến những tiểu tiết, phải biết điều này, hoặc họ không muốn biết.
- Mỗi giờ làm ở Trung Quốc là 60 phút (không như giờ làm ở Mỹ bao gồm cả thời gian cho Facebook, gọi điện, tán gẫu...). Công nhân ở đây không được phép nói chuyện trong giờ.
- Số giờ làm quy định ở Trung Quốc là 8 tiếng, nhưng mỗi phiên làm việc tại nhà máy thường kéo dài 12 tiếng. Khi có thiết bị "hot" cần được lắp ráp, mỗi phiên có thể tăng lên 14-16 tiếng.
- Trong giờ làm việc, đa số mọi người phải đứng và có camera theo dõi.
- Chương trình cũng phỏng vấn các công nhân từng làm việc cho Foxconn. Những người này nhắc đến việc sử dụng hexane, chất lau màn hình iPhone. Hexane bay hơi nhanh hơn các chất liệu dùng để rửa màn hình khác, giúp dây chuyền sản xuất rút ngắn thời gian hơn. Hexane là chất độc có tác động đến thần kinh.
- Một số công nhân không thể tiếp tục lao động vì tay họ gần như bị tê liệt khi làm liên tục một việc hàng trăm nghìn lần qua nhiều năm.
- Một cựu công nhân yêu cầu công ty trả tiền cho thời gian làm ngoài giờ nhưng họ từ chối nên cô phản ánh lên công đoàn. Công đoàn đưa cô vào danh sách đen và sẽ có trong hồ sơ mỗi khi cô xin việc ở nơi khác.
- Một người bị thanh kim loại đè vào tay ở Foxconn nhưng nhà máy không hỗ trợ y tế. Khi vết thường lành, cánh tay không hoạt động nữa và họ sa thải ông. Người này may mắn kiếm được việc ở một nơi khác với thời gian làm việc "tốt hơn rất nhiều, chỉ có 70 tiếng mỗi tuần".
Tuy nhiên, những nhà máy như Foxconn cũng được coi là đem đến sự thịnh vượng cho vùng này nhờ số tiền từ Apple và các công ty khác ở Mỹ và châu Âu đổ về. Nếu không, những công nhân này có thể vẫn đang tối ngày trên các ruộng lúa với thu nhập 50 USD thay vì 250 USD mỗi tháng (trung bình chưa đến 10 USD mỗi ngày và chưa tới 1 USD mỗi tiếng). Ba mươi năm trước, Thâm Quyến là một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông, còn hiện là thành phố lớn với 13 triệu dân.
Châu An