Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

"Những ai biết Đủ thì Đủ" !


Cuộc sống có thực sự thiếu thốn đối với bạn không? khi mà chỉ cần vài ngàn đồng có thể nuôi sống một con người?
Câu hỏi đặt ra chúng ta đã cảm thấy Đủ trong cuộc sống này chưa? chúng ta cần những gì để sống? càng có nhiều thì càng muốn nhiều?
Câu trả lời đơn giản thôi: "Những ai biết Đủ thì Đủ" !

by Lion12555

Ở Haiti, Ăn Bùn Đất Để Được Sống.

Nhìn những đứa bé ăn ngấu nghiến những mẩu bánh làm bằng bùn đất mà khiến tôi không khỏi chạnh lòng ... Ở nửa vòng trái đất bên ấy, sao lại có cảnh sống như địa ngục thế kia ?
Mình sẽ không bao giờ tin nếu như không được tận mắt chứng kiến cái món ăn mà tưởng chừng như không thể ăn được thì lại vô cùng quý giá đối với người dân Haiti. Bánh bùn là thứ mà người dân nơi đây gọi là đặc sản, nhìn cảnh rất nhiều em bé chờ đợi mẻ bánh làm từ đất, bơ và chút muối ngấu nghiến ăn làm chúng ta không khỏi rơi nước mắt. Cuộc sống nhiều khó khăn, nạn đói hoành hành mà thiên nhiên còn mang lại lắm tai ương như thiên tai, lũ lụt khiến cho đời sống người dân nơi đây càng ngày càng khốn khó, khủng hoảng lương thực là thảm họa kéo dài. Người ta nói "cái khó ló cái khôn", người dân đã tự chế biến ra món bánh từ bùn đất để sinh tồn. Thật đau lòng có ai mà có thể ăn nổi món bánh này nếu họ không đói cùng cực, bên cạnh đó cũng rất khâm phục lòng kiên định đấu tranh của những con người Haiti.
Với bùn đất và chút bơ, muối hiếm hoi bánh cho chất dinh dưỡng gần như bằng không nhưng có thể qua cơn đói và nó trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Công đoạn làm bánh cực kì đơn giản, không cần lò nướng, không cần máy móc. Đầu tiên đất được lọc thật kỹ với nước để loại bỏ sạn cho tới khi trở nên đặc quánh, sau khi cho muối và chút bơ vào thì phơi dưới trời nắng cho tới khi chúng khô lại. Món bánh Haiti đã hoàn thành. Nhìn những em bé ngấu nghiến những chiếc bánh một cách ngon lành thì chẳng ai có thể nghĩ chúng làm từ bùn đất, nhưng khi biết rõ thì thật đau lòng cho tình cảnh xót xa nơi đây.

by Lion2555

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Cát bụi


Có sống qua một kiếp trần ai
Mới thấm được nỗi mệt nhòa cát bụi
Có sống hết kiếp nhân gian tàn lụi
Mới hiểu vì sao rừng núi cúi gục đầu

Có ngồi đó ngắm đáy sông sâu
Mới hiểu nỗi đau Trương Chi ngày ấy
Có nghe tiếng bốn dây sầu run rẩy
Mới thương thân Kiều một kiếp long đong

Có ngắm lệ tuông từ đá chảy ròng
Mới thương vọng phu chờ chồng da diết
Có ngắm giếng sâu giữa loa thành bất diêt
Mới hiểu tình yêu lầm lỡ Mỵ Châu

Có nhìn lũy tre, ngắm những hàng cau
Mới yêu quê hương thanh bình yên ả
Có sống với mái tranh nghèo rơm rạ
Mới thương người dan lam lũ khổ nghèo

Có viết một thời chuyện ấy-tình yêu
Mới lắng động biết bao lời đáng nói
Có sống giữa bao trái ngang lừa dối
Mới thấm cho mình mật đắng trong đời

Có theo thuyền rong ruổi ra khơi
Mới hiểu tình yêu muôn đời của biển
Có mãi ngắm cánh chim trời bay liệng
Mới mơ tung hành một kiếp vẫy vùng

Có ngắm lá vàng rơi giữa không trung
Mới thấy xót xa kiếp người ngắn ngủi
Một phút vu vơ biến thành đá cuội
Trăm năm chết rồi sỏi đá lặng câm

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Bài hát Giày thuỷ tinh

Thuyết tiến hóa: Sai lầm được che giấu

Như đã biết, thuyết tiến hóa và cây sự sống là 1 học thuyết được cả thế giới tin tưởng suốt 150 năm nay...Thuyết được Đác Uyn sáng tạo ra và nhanh chóng trở thành học thuyết được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhất là những người vô thần...

Tuy nhiên theo thời gian, những lập luận của thuyết tiến hóa đang ngày càng trở nên đi vào ngõ cụt và bộc lộ ra nhiều điểm yếu, những mâu thuẫn không thể trả lời

Ngay từ thuở ban đầu Thuyết tiến hóa đã dựa vào ngành cổ sinh vật học, nhưng càng ngày những khám phá của cổ sinh vật học lại đang phản bác lại thuyết tiến hóa...

Mọi người hãy cùng tranh luận về vấn đề này nhé...

Trước hết tớ sẽ đưa ra quan điểm để phản bác thuyết tiến hóa


*) Thứ nhất là về các vụ lừa đảo nổi tiếng nhất của thuyết tiến hóa

1) Vụ lừa đảo “Piltdown Man” chấn động thế giới

“Người đàn ông Piltdown” có lẽ là một trong những trò lừa đảo nổi tiếng nhất trong lịch sử liên quan tới thuyết tiến hóa, và phải mất 40 năm các nhà khoa học mới phát hiện ra nó chỉ là một vụ lừa đảo.

Đây là "nhà khoa học vĩ đại"



2) lần này còn vĩ đại hơn nhiều
:

Những hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, lời nói dối xuyên thế kỷ

Chắc chả ai lạ gì đồng chí này






Loạt hình trên là loạt hình do Hackel vẽ giả, loạt hình dưới là hình chụp trong thực tế. Tuy vụ giả mạo kinh khủng này bị phát hiện từ cả trăm năm trước, nhưng hiện giờ nó vẫn nằm chường trong các sách giáo khoa của nhiều cấp học trên toàn thế giới

Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách “Sự tiến hóa của loài người”. Trong thực tế, một số người đã nhận ra rằng các tranh minh họa của Haeckel là một sự xuyên tạc ngay cả trước khi Darwin viết cuốn sách của mình.

"Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến độ ông ta đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán là có tội bởi tòa án trường Đại học Jena."
(Hank Hanegraaff, Sai lầm chết người “Điều mà những người theo phái tiến hóa không muốn để bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70)

Haeckel đã làm giả những hình vẽ nhằm mục đích chống lưng cho cái học thuyết mà ông ta tôn sùng. Khi bị phát giác ra hành vi giả mạo, điều duy nhất ông ta muốn biện hộ là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta

“Sau khi dứt khoát nhận tội ‘giả mạo’ này tôi phải có nghĩa vụ tự thấy bản thân mình đáng bị kết tội và tiêu diệt, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy hàng trăm người bạn đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa với tôi, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh học được kính trọng nhất. Phần lớn các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một mức độ tội danh ‘giả mạo’, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và bị làm giả, trình bày và dựng lên không nhiều thì ít”

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997) và (Francis Hitching, cuốn sách “The Neck of the Giraffe: Where Darwin Went Wrong”, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204)

Nhưng để giữ cho các giáo điều của Darwin đứng vững, có một sự cần thiết phải tuyên bố rằng bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Trò gian lận ấy như thế nào, đối với những người theo phái tiến hóa Darwin cũng không quan trọng. Cái quan trọng trong mắt những người ủng hộ học thuyết Darwin là: làm sao để các hình vẽ của Haeckel được tuyên bố là bằng chứng cho thuyết tiến hóa, ngay cả nếu nó là giả.

“Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”, và được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh học viết bằng tiếng Anh”.

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)

Mặc cho việc trò giả mạo bị bại lộ, Darwin và những nhà sinh vật học ủng hộ ông ta tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như là nguồn dẫn chứng tham khảo.Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Trong những năm sau đó ông ta tiếp tục sản xuất ra hàng loạt các minh họa so sánh phôi. Ông ta vẽ các hình vẽ các phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và phôi người sát cạnh nhau. Các phôi của các giống loài khác nhau trong giai đoạn đầu, được ông ta vẽ hết sức giống nhau và chỉ khác nhau dần dần trong quá trình phát triển. Đặc biệt, sự giống nhau giữa phôi người và phôi cá thực sự là rất ấn tượng, đến mức cái “mang” có thể được nhìn thấy trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Dưới cái lốt khoa học mà ông ta đã khoác lên các hình minh họa ấy, Haeckel đã đưa ra “học thuyết về sự lặp lại hình thái” (Ontology Repeats Phylogeny). Ý nghĩa của “học thuyết” do Haeckel “sáng chế” ra, là như thế này: trong quá trình phát triển mà phôi trải qua trong trứng hay tử cung của mẹ, thì mọi giống loài đều lặp đi lặp lại lịch sử “tiến hóa” của nó, trong thời kỳ phôi thai. Ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên trông giống như một con cá, và sau đó trong những tuần tiếp theo thì giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.

Thêm phát bại lộ nữa này




Haeckel bịa ra rằng các phôi sẽ trải nghiệm lại “quá trình tiến hóa” mà “tổ tiên” của chúng đã trải qua. Những hình vẽ giả mạo của Haeckel, nói rằng phôi người ban đầu có đặc điểm giống như một con cá và sau đó, trong những tuần tiếp theo, giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.

Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai con người, trong thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Cái phần của phôi thai mà trông giống như “túi lòng đỏ trứng” hóa ra là một cái túi mà sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái phần mà Haeckel nói là cái “đuôi” trong thực tế là xương sống, trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.

Trong thập niên 1990, một nhà nghiên cứu phôi thai, người Anh, tên là Michael Richardson đã kiểm tra phôi của động vật có xương sống dưới kính hiển vi và xác định rõ ràng rằng, trong thực tế các phôi hoàn toàn không giống với những hình vẽ của Haeckel.

Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đã cho biết:

“Michael Richardson, một nhà phôi thai học tại Trường y của bệnh viện St Geogre (St George’s Hospital Medical School) ở London nói: “Ấn tượng mà các bản vẽ của Haeckel mang lại, rằng các phôi hoàn toàn giống nhau, là sai”… Vì vậy, ông và các đồng nghiệp đã tự nghiên cứu so sánh, kiểm tra lại và chụp ảnh các phôi của các loài ở độ tuổi phù hợp tương đối với những hình mà Haeckel đã vẽ. Hãy nhìn mà xem, các phôi thai “luôn trông khác nhau một cách đáng kinh ngạc”, Richardson báo cáo trong số ra tháng 8 của tờ Giải phẫu và Phôi thai học”

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)



Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”

Bài báo đã mô tả các phôi, trong thực tế, trông khác nhau như thế nào



Các quan sát trong những năm gần đây đã cho thấy các phôi của các loài khác nhau không giống nhau, như những gì mà Haeckel tuyên bố. Sự khác nhau hoàn toàn giữa phôi của động vật có vú, của loài bò sát và của loài dơi ở trên, là một minh chứng rõ ràng cho điều đó

Thực ra, đây là một sự thật đã được biết đến từ rất lâu trong giới khoa học, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó. Nhưng vì những lý do bí ẩn, họ vẫn cố tình phớt lờ vụ giả mạo này và khiến cho rất nhiều người tin rằng: những gì Haeckel nói mới là sự thật.

Ngày 16 Tháng 10 Năm 1999 tờ báo New Scientist đã viết:


“Haeckel gọi đây là một quy luật sinh học, và ý tưởng đó đã trở thành phổ biến, được gọi là sự lặp lại hình thái (recapitulation). Trong thực tế, quy luật nghiêm ngặt của Haeckel đã sớm bị chứng minh là sai. Ví dụ, những năm đầu tiên của phôi thai người không bao giờ có mang có chức năng như một con cá, và không bao giờ trải qua các giai đoạn nào trông giống như một loài bò sát trưởng thành hoặc là một con khỉ”.

Một bài báo trong tờ American Scientist, đã viết:


“Chắc chắn quy luật sinh học này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học trong thập niên 50. Là một chủ đề của cuộc điều tra lý thuyết nghiêm túc, nó đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20… ”.

(Keith S. Thomson, “Vòng đời của cá thể sinh vật và sự phát sinh loài,” đăng trên báo American Scientist, tập 76, tháng 5 và tháng 6 năm 1988, trang 273)

*) Các bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa là sai

Đầu tiên phải nói đến đó là các mắt xích thiếu, suốt 150 năm thuyết tiến hóa ra đời đến nay vẫn chưa hề có bất kỳ mắt xích thiếu nào được tìm thấy, mặc dù theo Đác Uyn nó phải có vô cùng nhiều...

Thuyết tiến hóa ngay từ thuở ban đầu đã dựa vào cổ sinh vật học nhưng càng ngày các phát kiến mới của cổ sinh vật học lại đang phản bác lại thuyêt tiến hóa

Đây là những gì mà thuyết tiến hóa nói:



Còn đây là những gì mà cổ sinh vật học đã tìm ra:



Các loài sinh vật như đồng loạt được tạo ra ở cùng 1 thời điểm sau đó tuyệt chủng từ từ, rồi đến 1 thời điểm nhất định lại đồng loạt xuất hiện các giống loài mới, đó hoàn toàn không phải là sự tiến hóa...

Các bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa đúng thì suốt 150 năm nay chả thấy đâu, trong khi những bằng chứng chứng minh nó sai thì ngày càng nhiều


Lấy ví dụ về cá vây tay

1) Cá vây tay
Mẫu hóa thạch trên hình có

Tuổi: 240 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Triat
Địa điểm: Ambilobe, Madagascar


Cá vây tay, một loài cá 400 triệu năm tuổi, đã hoàn toàn không thay đổi trong 400 triệu năm qua. Nó đã bảo tồn các cấu trúc sinh lý trong suốt khoảng thời gian cực dài, mặc cho lục địa dịch chuyển, sự thay đổi khí hậu và thay đổi điều kiện môi trường. Cá vây tay là một trong nhiều loài hóa thạch sống cho thấy không có sự tiến hóa.

Cá vây tay là một loài cá lớn, chiều dài khoảng 150 cm, cơ thể phủ một lớp vảy dày tương tự như áo giáp. Các mẫu vật hóa thạch đầu tiên được phát hiện trong các địa tầng thuộc kỷ Devon. Cho đến tận năm 1938, các sách vở sinh học tiến hóa vẫn ghi là loài cá này sử dụng cặp vây để đi bộ trên đáy biển, và rằng nó là một hình thức trung gian giữa động vật biển và động vật trên cạn, với lý lẽ là cấu trúc xương của vây trong hóa thạch Cá vây tay. Sinh vật này cũng được dạy là đã bị tuyệt chủng ít nhất 70 triệu năm trước. Tuy nhiên, vào năm 1938 một con Cá vây tay đã bị bắt sống ngoài khơi bờ biển phía đông Nam Phi. Như vậy, loài cá này không phải là hình thức trung gian như câu chuyện tưởng tượng được dạy và in trong sách giáo khoa suốt nhiều năm.

Từ đó, những con cá vây tay được tìm thấy tại các địa điểm khác nhau và người ta đã quan sát được môi trường sống tự nhiên của chúng.



2) Gián (cái con này mới gọi là buồn cười, các nhà tiến hóa học gọi nó là "loài vật đã tiến hóa đến mức cao nhất)
Mẫu vật trên hình có

Tuổi: Hổ phách 50 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga



Thử so sánh với gián ngày nay



Con gián trong hổ phách 50 triệu năm trước có gì khác con gián ngày nay?

Loài gián là loài côn trùng có cánh xuất hiện sớm nhất được biết đến, xuất hiện trong các mẫu hóa thạch trong kỷ Than đá, khoảng 350 triệu năm trước đây. Loài côn trùng này có cặp râu tinh tế rất nhạy cảm với các chuyển động nhỏ nhất. Cặp cánh hoàn hảo của nó thậm chí có khả năng chịu được bức xạ hạt nhân, vẫn giống hệt như hàng triệu năm trước đây. Con gián 50 triệu năm tuổi này không khác gì những con gián ngày nay.

3) loài Dế
Mẫu hóa thạch trên hình có

Tuổi: 125 triệu năm
Thời kỷ: Kỷ phấn trắng
Địa điểm: Crato Formation, Ceara, Brazil


Ngày nay


Dế đồng thân mình khỏe mạnh, sống trong đồng cỏ, ăn những loài côn trùng nhỏ hơn, và gặm nhấm lúa, quần áo. Nói chung, dế thính tai và thính mắt. Đôi mắt lồi di chuyển đủ vòng tròn nên nó có thể nhìn được khắp nơi cùng lúc.

Hóa thạch dế cho thấy không có sự khác biệt giữa dế đồng ngày nay và đồng loại của chúng sống cách nay 125 triệu năm. Đây là một trong nhiều loài hóa thạch sống. “Các nhà khoa học” từ đầu đã biết các mẫu hóa thạch không ủng hộ giấc mơ tiến hóa và hàng trăm nghìn hóa thạch đã bị che giấu khỏi con mắt của công chúng. Tuy nhiên, càng ngày càng khó che đậy hơn, bởi các hóa thạch khai quật được càng ngày càng nhiều, và kinh nghiệm đã giúp người ta hiểu ra là khi tìm được các mẫu hóa thạch họ không nên cả tin giao cho những người luôn luôn giấu kín hoặc phá hủy chúng vì những lý do bí ẩn.

4) Ong bắp cày
Mẫu vật trên hình có

Tuổi: 50 triệu năm (hổ phách)
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga



Ngày nay



Trong hình là một con ong bắp cày 50 triệu năm tuổi được bảo quản trong hổ phách Baltic, so sánh với một đồng loại của chúng ngày nay. Qua nhiều triệu năm chúng không có gì thay đổi

Thú mỏ vịt

"Thú mỏ vịt chỉ sống ở châu Úc, là loài thú có vú duy nhất đẻ trứng, nhưng vẫn nuôi con bằng sữa
Nó là một trong rất nhiều loài hóa thạch sống, cho thấy không hề có tiến hóa

Thú mỏ vịt đã tồn tại trên trái đất từ 167 triệu năm trước đây, và không khác gì đồng loại của chúng ngày nay.

Chúng đẻ trứng nhưng thú mỏ vịt vẫn tiết ra sữa. Kỳ lạ hơn nữa, chúng không có núm vú, do đó, sữa tiết ra qua lỗ chân lông trên da và tập trung lại trong những rãnh trên bụng của con mẹ


Những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống chim vừa giống thú làm nhiều người muốn xếp nó là loài trung gian (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì chỉ có thể là trung gian giữa bò sát với chim, hoặc giữa chim với thú chứ không thể đồng thời giống cả 3 thứ được.
Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?



Hệ thống tiêm nọc độc trên chân và móng vuốt của chúng có thể gây đau đớn cho nạn nhân trong suốt nhiều ngày. Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị của loài động vật này

Vô cùng kỳ lạ, thú mỏ vịt là loài động vật có vú nhưng lại có nọc độc.Nó là loài thú duy nhất có hệ thống tiêm nọc độc trong chân và móng vuốt.Cũng kỳ lạ không kém, là chỉ có thú mỏ vịt đực mới có tuyến nọc độc.Nó dùng những cái “cựa” sắc nhọn ở 2 chân sau có màng của nó để tiêm chất độc vào kẻ địch.Chất độc khiến nạn nhân đau dữ dội trong nhiều ngày, nhiều tuần và có khi là vài tháng.

Tóm lại loài vật này có nhiều điểm kỳ dị:

1. Chúng có nọc độc như của loài bò sát, nhưng đẻ trứng và có mỏ giống như loài chim, nhưng lại có lông + nuôi con bằng sữa mẹ như loài thú.
2. Là loài duy nhất có tuyến nọc độc trong chân và móng vuốt.
3. Không hề trải qua sự biến đổi nào trong hàng trăm triệu năm.

Nếu là dạng trung gian thì nghĩa là nó đã phải tuyệt chủng và hình thái của nó phải biến đổi từ từ trong các mẫu hóa thạch.Trong thực tế thì loài này không thay đổi sau 225 triệu năm, và vẫn tiếp tục tồn tại tới giờ.

Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?

Ngạc nhiên thay, loài vật này không phải là trường hợp trớ trêu duy nhất, khi mà gần như tất cả các ứng cử viên “loài trung gian” vẫn cứ có những đặc điểm không thay đổi trong suốt hàng trăm triệu năm tồn tại, và đến ngày nay vẫn chưa hề tuyệt chủng. Điển hình là Thú mỏ vịt, Chim Hoatzin, Cá vây tay, Bò sát Tuatara, vv… Điều đó làm rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong thực tế khái niệm “mắt xích thiếu” là không tồn tại, các giống loài từng nhiều lần xuất hiện đồng thời đột ngột và không biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử của chúng

Chim Hoatzin, Cá vây tay, Bò sát Tuatara (con này mang những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống cá làm nhiều người muốn xếp nó là “loài trung gian” (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì nghĩa là nó đã phải tuyệt chủng và hình thái của nó phải biến đổi từ từ trong các mẫu hóa thạch. Trong thực tế thì loài này không thay đổi sau 225 triệu năm, và vẫn tiếp tục tồn tại tới giờ. Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?)


Tất cả chúng đều là những bằng chứng sống chứng tỏ cái sai của thuyết tiến hoá...

Tiếp theo là cá chim


Tuổi: 100 triệu năm

Thời kỳ: Kỷ phấn trắng

Địa điểm: Ramlia Taouz, Morocco


Con cá này, dài 20,3 cm, là một con cá kim trưởng thành, với các chi tiết được bảo tồn rất tốt. Không có sự khác biệt giữa con cá kim sống hàng triệu năm trước và các bản sao của chúng ngày nay. Loài cá kim đã tồn tại hàng nhiều triệu năm mà không có sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể của chúng, cho thấy không hề có sự tiến hóa.

 
                                                                                                    Nguồn: www.2012.vn

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Rythm of the rain - Cascada




Rhythm of the rain

Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again

The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know
That when she left that day
Along with her she took my heart

Rain please tell me now does that seem fair
For her to steal my heart away when she don't care
I can't love another when my hearts somewhere far away

The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know that when she left that day
Along with her she took my heart

[Instrumental Interlude]

Rain won't you tell her that I love her so
Please ask the sun to set her heart aglow
Rain in her heart and let the love we knew start to grow

Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again

Oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater
Oh, oh, oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

LÝ THUYẾT NHÓM LỢI ÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

TS. Bùi Đại Dũng

Giới thiệu

Đầu thế kỷXXI, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra đã bộc lộ những yếu điểm cơ bản về thể chế và mô hình tổ chức xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại. Có ý kiến cho rằng phải chăng mô hình nhà nước tư bản dựa trên cơ chế thị trường là cội nguồn của các vấn nạn này. Cũng cần nhớ lại rằng sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) tan vỡ và một số nhà nước XHCN kiểu Liên Xô sụp đổ cuối thế kỷ XX phản ánh mô hình nhà nước dân chủ dựa trên chế độ công hữu đơn thuần không phải là giải pháp hữu hiệu để thay thế cơ chế thị trường trong điều kiện hiện nay.

Nhiều nước trên thế giới kể cả các công nghiệp phát triển (CNPT) như Mỹ, Nhật Bản, Đức trong thời gian qua cũng không tránh khỏi phải điều chỉnh mạnh mẽ về mô hình phát triển. Tuy nhiên các cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị cho thấy nhiều chính quyền kế tiếp nhau vẫn chưa thoát khỏi những lúng túng cơ bản về định hướng phát triển tại các nước này. Vai trò của những nhóm quyền lực vì lợi ích cục bộ hoặc vai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối định hướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mỗi nước. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là sự điều chỉnh ấy không rơi vào chiều hướng cực đoan có hại cho lợi ích lâu dài của dân tộc. Một câu hỏi lớn đặt ra cho mọi quốc gia là mô hình nào có thể đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Câu hỏi này không thể trả lời bằng những giải pháp cụ thể mà phải bằng một lý thuyết đủ mạnh để có thể lý giải căn nguyên của vấn đề.

Nhiều học giả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại. Điều kiện gì cho phép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm? Năng lực đóng góp và khả năng gây hại của mỗi cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên hệ mật thiết với điều kiện môi trường thể chế và đây chính là mục tiêu nghiên cứu của lý thuyết Nhóm lợi ích.

Lý thuyết Nhóm lợi ích đang được một số nhà kinh tế thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và bước đầu áp dụng vào việc phân tích, giải thích xu thế biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây. Bài viết này phân tính những điều chỉnh về mô hình kinh tế trong vài thập kỷ qua tại một số nước trên thế giới với những nhân tố tác động theo quan điểm “lý thuyết nhóm lợi ích” và rút ra một số kết luận ngụ ý chính sách cho định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.

1. Những điều chỉnh mô hình kinh tế ở một số nước trên thế giới trong thời gian qua

Một số công trình nghiên cứu cho biết xu thế điều chỉnh mô hình kinh tế tại các nước TBCN phát triển cũng như tại nhiều nước đang phát triển khác bắt đầu diễn ra từ những năm 1980. Một đặc điểm cơ bản của xu thế này là chủ trương rời xa lý thuyết kinh tế Keynes, thu hẹp sự can thiệp của chính phủ và tăng cường tự do hóa nền kinh tế. Biểu hiện nổi bật trong giai đoạn

2 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

này là sự ra đời và áp dụng chính sách Reaganomics (chính sách kinh tế của cựu tổng thống Mỹ Reagan). Nước Anh dưới thời cựu thủ tướng Thatcher và một số quốc gia nói tiếng Anh khác cũng chịu ảnh hưởng của lý thuyết kinh tế này.

Reaganomics đem lại kết quả khả quan về tăng trưởng và giải quyết được nhiều vấn đề vĩ mô, trong đó có vấn đề lạm phát và thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên một hệ quả tiêu cực của Reaganomics là làm trầm trọng hơn một số vấn đề xã hội, trong đó có việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo và giảm sự quan tâm đến các nhóm dân dễ tổn thương trong xã hội. Từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000 ở hầu hết các nước CNPT, các nhóm giàu có mức thu nhập tăng lên nhanh chóng và nhóm càng giàu thì tốc độ tăng thu nhập càng lớn (Hình 1).

Sự điều chỉnh mô hình này không phải là ngẫu nhiên. Chính xu thế cào bằng thu nhập và không khuyến khích được những nhóm động lực xã hội tại những nước này từ sau Chiến tranh Thế giới II đã dẫn đến sự điều chỉnh này. Các đảng phái thắng cử trong giai đoạn này đều hứa hẹn thực hiện các chính sách tăng trưởng, cải tổ bộ máy chính phủ, đưa lại sự phồn vinh và cải thiện vị thế quốc gia. Đây là các định hướng chính sách phù hợp trong giai đoạn này và được đa số dân chúng ủng hộ vì tâm lý nhân dân lúc đó đã chán ngán và bất bình với sự trì trệ, lãng phí của các bộ máy hành chính cồng kềnh, thiếu hiệu quả, suy giảm năng lực cạnh tranh của đất nước.

Đầu những năm 2000, điều chỉnh mô hình nêu trên bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết lớn. Một mặt, mâu thuẫn nội bộ trong các nước tăng lên. Nhóm giàu giàu lên một cách nhanh chóng và những chính sách xã hội bị buông lỏng, ngân sách xã hội bị cắt giảm đã đẩy các nhóm dân nghèo, những người dễ bị tổn thương trong xã hội vào điều kiện khó khăn. Tình trạng thất nghiệp gia tăng và phân hóa xã hội thêm trầm trọng. Mỹ là một nước có tỷ lệ người nghèo cao nhất OECD. Đáng ngạc nhiên là Nhật Bản với truyền thống một nước “trung lưu” cũng xuất hiện vấn đề nghèo đói và vô gia cư.

Hình 1: Biến động về thu nhập của nhóm giàu tại một số nước công nghiệp phát triển


Nguồn: Piketty và Saez (2003), số liệu chuỗi cập nhật đến 2007

Mặt khác, những nguy hại về môi trường do con người gây ra đã dẫn đến bước ngoặt quan trọng trong đường lối chính trị các nước. Vấn đề không chỉ đặt ra đối với các nguyên thủ quốc gia mà trở thành vấn đề của mọi cá nhân: tiếp tục tàn phá trái đất để cùng chết hay hợp


3 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

tác với nhau để cùng tồn tại? Dưới thời Bush, vấn đề môi trường bị làm ngơ nhưng các định hướng chính sách về môi trường đã đổi chiều dưới thời tổng thống Obama. Những vấn đề xã hội và môi trường đã chi phối một chu trình điều chỉnh mô hình kinh tế lần nữa tại các nước TBCN. Chúng ta hãy xem xét định hướng mới của các đảng vừa thắng cử tại các nước này trong thời gian gần đây:

Những đặc trưng của điều chỉnh định hướng chính trị trong nhóm nước công nghiệp phát
triển:

Mỹ: Thành công của chiến dịch tranh cử của Obama có lý do từ những thay đổi định hướng chính sách cơ bản về bảo đảm lợi ích số đông những người nghèo, người có thu nhập thấp và các vấn đề an sinh xã hội. Obama phản đối chính sách của Chính phủ Bush về Iraq, vận động cắt giảm vũ khí hạt nhân, ủng hộ việc chấm dứt chương trình phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới, giảm thiểu kho dự trữ hạt nhân.

Về các vấn đề kinh tế, Obama bênh vực chính sách phúc lợi xã hội, chỉ trích tình trạng để cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng và kêu gọi phục hồi mạng lưới an toàn xã hội cho người nghèo. Obama ủng hộ kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mọi người tại Hoa Kỳ, giảm thuế cho công dân lớn tuổi có thu nhập thấp, đồng thời hủy bỏ chính sách giảm thuế cho người có lợi tức cao. Obama lên kế hoạch nhằm hạn chế lượng khí thải carbon, không chấp nhận đặc quyền dành cho các tập đoàn dầu khí. Tuy nhiên, những ý kiến phản đối cho rằng kế hoạch của Obama là không thực tế, thiếu hiệu quả và tốn kém. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng đến vị thế của nền kinh tế Mỹ trên thế giới.

Xu thế thả lỏng mục tiêu xã hội, bỏ mặc người nghèo và tăng ưu đãi cho nhóm có thu nhập cao tại Mỹ bắt đầu từ giai đọan dưới thời tổng thống Reagan (1981) kéo dài đến thời tổng thống Bush (2008), đặc biệt là các định hướng nới lỏng chính sách tài chính, giảm thiểu các quy định quản lý rủi ro của mạng lưới tài chính, trong đó có việc bãi bỏ đạo luật Steagal Act giống như giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hậu quả của xu thế này dẫn tới sự bất bình trong đông đảo quần chúng nhân dân đối với tình trạng khoảng cách giàu nghèo tăng lên không ngừng kể từ những năm 1980 đến nay.

Nhật Bản: Tháng 8-2009, ông Yukio Hatoyama thắng cử, trở thành Thủ tướng Nhật Bản và đưa đảng Dân chủ Nhật Bản lần đầu tiên lên nắm quyền điều hành đất nước. Thắng lợi của ông Hatoyama xuất phát từ các cam kết và định hướng chính trị rất được lòng dân. Hatoyama hứa hẹn trong 4 năm tới sẽ không áp thuế tiêu dùng, đồng thời giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông tuyên bố sẽ tăng hỗ trợ người dân, mỗi gia đình tại Nhật sẽ nhận được 275 USD mỗi tháng cho mỗi đứa trẻ dưới 15 tuổi, tăng lương tối thiểu của người nghỉ hưu mỗi tháng sẽ lên 760 USD, người thất nghiệp sẽ được cấp 1.000 USD mỗi tháng nếu tham gia chương trình tìm kiếm việc làm.

Để có được nguồn tài chính cho các chương trình này, ông Hatoyama khẳng định sẽ lấy từ việc cắt giảm các dự án thiếu hiệu quả, các hoạt động chi tiêu lãng phí của chính phủ và những ưu đãi phi lý trong xã hội. Sau khi thắng cử, chính quyền của ông Hatoyama đang gặp phải những chỉ trích gay gắt từ các đảng đối lập về tính khả thi và nguồn tài chính cho các chương trình xã hội. Có ý kiến cho rằng những điều chỉnh tái phân bổ thu nhập có thể gây phương hại đến động lực thúc đẩy sáng tạo và phát triển tại Nhật Bản.

Quá trình điều chỉnh định hướng chính trị tại Nhật bản đã trải qua 3 thời kỳ. Năm 1974, định hướng chính trị ở Nhật Bản là xây dựng một xã hội trung lưu rộng khắp, tức là nâng cao tỷ lệ dân số có mức thu nhập trung lưu và giảm thiểu tỷ lệ dân số nhóm giàu


4 Phần I: Các lý thuyết kinh tế nhất và nhóm nghèo nhất trong xã hội. Xu thế này thừa hưởng một kết quả phát triển kinh tế thần kỳ trước đó nhưng không tồn tại được lâu vì hệ quả của định hướng này là thui chột động cơ sáng tạo trong nước, giảm sức cạnh tranh nội địa và chảy máu chất xám Thực tế là dẫn đến một giai đọan trì trệ ở Nhật Bản. Từ những năm 1980, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) chủ trương khôi phục lại đà phát triển với kế hoạch giảm chi tiêu công cộng, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. LPD đã đưa Nhật Bản ra khỏi thời kỳ trì trệ nhưng để lại một gánh nặng vấn đề xã hội cho Chính phủ mới của ông Hatoyama.

Đức: Ngày 28-10-2009, Bà Angela Merkel thắng cử tiếp tục nhiệm kỳ 2 tại chức vụ Thủ tướng nước Đức. Chủ trương của bà Merkel còn đẩy mạnh hơn những kế hoạch chưa thực hiện được trong nhiệm kỳ trước, đó là kế hoạch cắt giảm thuế, một kế hoạch mà bà Merkel cho là tâm điểm để phục hồi nền kinh tế nhằm bắt đầu thời kỳ tăng trưởng mới. Theo kế hoạch này, nước Đức sẽ cắt giảm thuế ồ ạt lên đến 24 tỉ Euro (35,5 tỉ USD), và cùng với chính sách cắt giảm thuế, chính phủ mới của bà sẽ tăng chi tiêu cho y tế cộng đồng cùng nhiều chương trình xã hội khác.

Chính phủ mới muốn đặt sự phục hồi kinh tế lên hàng đầu và hoãn lại việc cân bằng ngân sách đến năm 2013 để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, các ý kiến phản đối cho rằng kế hoạch này sẽ khiến chính phủ của bà Merkel phải đối mặt với “những hi vọng tăng trưởng phi thực tế” và thâm hụt ngân sách có thể tăng lên. Theo kế hoạch này, chính phủ của bà Merkel sẽ phải vay nợ đến mức kỷ lục 329 tỉ Euro (487 tỉ USD) vào năm 2010. Hiện thâm hụt ngân sách của Đức năm 2009 dự kiến là 3,9% GDP. Con số này vào năm 2010 có thể đến 5,9% GDP.

Những đặc trưng của điều chỉnh định hướng chính trị trong nhóm nước Nam Mỹ:

Tháng 10-2006, bà M.Bachelet, ứng cử viên tổng thống duy nhất của liên minh trung tả Concertacion, đã chính thức trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử của Cộng hòa Chile. Như vậy, sau thắng lợi của liên minh Concertacion, khuynh hướng thiên về cánh tả đang lan rộng tại châu Mỹ Latinh, sau một nhân vật chống Mỹ như Tổng thống Venezuela H.Chavez hay theo đường lối cánh tả ôn hòa như Tổng thống Brazil L.da Silva. Chính thể cánh tả hiện đang nắm quyền tại 6/10 nước Nam Mỹ là, Brazil, Bolivia, Chile, Argentina, Uruguay.

Nền chính trị tại , Bolivia, Ecuado phản ánh thành quả đấu tranh của các phong trào quần chúng trong lịch sử hiện đại của những nước này. Từ năm l989, người ta đã biết tới những phong trào quần chúng quan trọng mở đường cho cuộc đấu tranh xã hội chống lại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mà sau đó đã lan ra mức độ toàn cầu. Điểm quan trọng thứ hai trong chính sách của các quốc gia này là việc xem xét lại Hiến pháp. Vào năm 1999, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Chávez, Venezuela đã thông qua một bản Hiến pháp mới dân chủ hơn bằng trưng cầu ý dân. Bản Hiến pháp này, với một số điều vừa được sửa đổi và đầu năm 2009, bảo đảm các quyền lợi về văn hóa, kinh tế và xã hội cho đa số quần
chúng.

Có điểm chung giữa , Bolivia, Ecuado và các nước thuộc phân loại thứ 2 (Brazil, Urugoay, Chilê và Argentina) là việc tất cả đều theo đuổi các chương trình trợ cấp công. Chính sách này tạo thêm việc làm, nâng cao mức lương và bảo đảm các quyền lợi xã hội và kinh tế của những người được hưởng lương, nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người hưởng trợ cấp hưu trí. Chính quyền tại các nước này đều chú trọng đến việc nâng cấp mạng lưới y tế bằng hệ


5 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

thống y tế công cộng và các thỏa thuận giúp đỡ lẫn nhau giữa các chính phủ Venezuela, Bolivia và Cuba.
Cần nhớ lại rằng trong thập kỷ 80, sau sự sụp đổ của các nền độc tài, mô hình tự do mới vẫn còn hiệu lực. Mô hình Đồng thuận Washington được khởi xướng và cho là chương trình kinh tế tốt nhất mà các nước Mỹ Latinh cần áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên đến cuối những năm 1990, nhiều người chỉ trích, bao gồm cả các nhà kinh tế uy tín của Mỹ, cho rằng đây chẳng qua là phương thức mở cửa thị trường lao động của các nước đang phát triển cho các công ty thuộc thế giới thứ nhất bóc lột. Quá trình này tạo ra sự bất mãn lớn trong dân chúng, tạo tiền đề cho sự tái tập hợp các lực lượng quần chúng và dẫn tới một chu kỳ thắng cử của các lực lượng cánh tả và trung tả, bắt đầu bằng Tổng thống Chávez vào năm 1998, những lực lượng đã cam kết đưa ra một mô hình khác biệt dựa trên công bằng xã hội. Vào đầu thế kỷ này, mô hình hội nhập khu vực theo tư tưởng Bolivar đã có một lực đẩy mới, nhưng nếu muốn đưa chu kỳ tiến bộ này đi xa hơn, cần phải ôn lại những bài học, của quá khứ. Điều mà Mỹ Latinh thiếu trong các thập kỷ từ 1940 tới 1970 là một dự án của riêng mình để hội nhập các nền kinh tế và các dân tộc, kết hợp với sự tái phân chia của cải thực sự và có lợi cho giai cấp lao động.

Những biến động về định hướng chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua phản ánh những thay đổi tích cực về ảnh hưởng của ý chí đa số nhân dân đối với bộ máy chính phủ. Thay đổi này có thể nhận thấy qua quá trình chuyển giao quyền lực giữa các chính phủ tại Mỹ, Nhật Bản, Đức và một số nước Nam Mỹ vừa qua. Hầu hết các chương trình tranh cử thắng lợi và các chính phủ mới thành lập mới đây đều có khuynh hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo, giảm bất bình đẳng và chống đặc quyền của nhóm ưu thế trong xã hội.

Nhìn chung, các bước điều chỉnh nêu trên đều ở các nước đều có những mặt phát triển tích cực. Vai trò của nhân dân các nước này đã chi phối mạnh mẽ định hướng chính trị của các chính phủ cầm quyền thông qua việc lựa chọn được chính phủ có chủ trương phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân. Việc lựa chọn này là khá ưu việt dựa trên các điều kiện về thể chế và quy trình bầu cử tiên tiến, trong khuôn khổ mức độ dân chủ nhất định.

Tại các nước này, ảnh hưởng của các nhóm quyền lực không còn mang tính quyết định đến định hướng chính trị của các chính quyền hoặc các nhà lãnh đạo chính quyền mới. Nói cách khác, Chính phủ ở các nước này không hoàn toàn bị nặn ra và giật dây bởi các thế lực lũng đoạn sau lưng mà được chọn ra bởi đa số cử tri.

Tuy nhiên, mặt tiêu cực có thể thấy được trên bình diện rộng như sau: hành vi chính trị của các chính phủ mới chịu ảnh hưởng lớn của tâm lý đám đông trong bối cảnh diễn biến kinh tế, chính trị vừa qua. Thắng lợi của các đảng phái và chính phủ mới thắng cử thường xoáy sâu vào yếu điểm của chính quyền tiền nhiệm hoặc hệ quả của việc áp dụng chính sách thiên vị, sai lệch trong thời kỳ trước đó. Để thu hút sự ủng hộ của đa số và khẳng định sự khác biệt trong các cam kết định hướng chính sách mới, vô hình trung, các chính phủ mới đã tự đặt mình vào vị thế đối lập với các định hướng chính sách trước đó đã bộc lộ yếu điểm.

Quá trình này được xem như là sự chuyển pha khi con lắc chính trị đạt tới giới hạn của biên độ dao động tại mỗi quốc gia. Sự thái quá của mỗi thái cực chính trị đều hàm chứa trong đó những khiếm khuyết căn bản mà sau đó bộc lộ thành yếu điểm để những điều chỉnh chính trị mới lại nhắm vào đó để tấn công. Điểm quan trọng nhất là quá trình điều chỉnh định hướng chính trị như vậy luôn phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến phát biển ổn định, bền vững.


6 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

Tâm lý đám đông của đa số nhân dân là bánh lái chính trị cho các định hướng tranh cử thành công, nhưng trạng thái tâm lý này không chắc chắn luôn là kim chỉ nam cho những định hướng phát triển tối ưu, dài hạn cho quốc gia hoặc cho toàn thể nhân loại. Ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến việc gia tăng quy mô chi tiêu công cộng và đầu tư phát triển vùng là những ví dụ nổi bật của tình trạng ý nguyện của đa số có thể đem lại tác động tiêu cực cho quốc gia và cho chính họ trong dài hạn. Một ví dụ đáng lưu tâm nữa là việc phát triển công nghiệp năng lượng dựa trên nguồn nguyên liệu hóa thạch hoặc phát triển nông nghiệp dựa trên nguồn phân vô cơ và thuốc hóa học vẫn được số đông trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực đã bộc lộ khá rõ ràng.

Nhằm giải thích vai trò của các nhóm lợi ích trong xã hội cùng các điều kiện chi phối vai trò này, xin điểm qua một số nét cơ bản của lý thuyết Nhóm lợi ích.

2. Lý thuyết Nhóm lợi ích và một số ứng dụng phân tích

Lý thuyết Nhóm lợi ích

Lợi ích: Lợi ích được nhiều học giả thừa nhận là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Tuy nhiên lợi ích ảnh hưởng như thế nào đến xã hội còn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Có nhiều cách phân loại lợi ích. Lý thuyết Nhóm lợi ích chủ trương phân lợi ích thành ba (03) loại là: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích tổng thể. Lợi ích cá nhân tương đối dễ xác định và lợi ích này bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần đối với mỗi cá nhân. Lợi ích tổng thể có thể là lợi ích vùng, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích toàn cầu. Lợi ích nhóm sẽ được nêu rõ hơn trong các phần sau. Đây chính là đối tượng nghiên cứu chính của lý thuyết Nhóm lợi ích vì trong ba hình thức lợi ích nêu trên, lợi ích nhóm là nhân tố chủ đạo có ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân và lợi ích tổng thể.

Khái niệm Nhóm lợi ích: Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chuyên môn và phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích (NLI) dưới giác độ là lợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ chức nhất định, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy. Tuy nhiên, không chỉ những nhóm có ưu thế trong xã hội, có mối liên kết hoạt động cụ thể mới có khả năng tác động đến quá trình lập chính sách. Những nhóm có vị thế yếu trong xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những tác động đến nội dung chính sách. Như vậy, đặc điểm chính để nhận diện nhóm lợi ích chính là mức lợi ích nhóm. Mức lợi ích ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn với mặt bằng xã hội trong từng giai đoạn hoặc trong thời điểm nhất định. Căn cứ vào thực tiễn này có thể xác định nhóm lợi ích là nhóm người có chung mức lợi ích khác biệt so với xã hội trong một giai
đoạn do các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội đem lại.

Mức lợi ích nhóm: Sự chênh lệch này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và cũng dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau. Mức lợi ích của nhóm trong một thời điểm hoặc một giai đoạn cụ thể có thể được xem như là kết quả của nhiều yếu tố; trong đó quan trọng nhất là: (i) năng lực sản sinh của cải vật chất của nhóm; (ii) chính sách nhà nước liên quan tới phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập; (iii) khả năng tác động của nhóm đến hoạt động nhà nước về phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập. Ba yếu tố trên có ảnh hưởng khác nhau đến mức lợi ích của nhóm, đồng thời có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Năng lực sản sinh của cải vật chất của mỗi nhóm phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Năng lực sản sinh của cải vật chất phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và năng lực trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự cải thiện năng lực cá nhân


7 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng và hiệu quả của chính sách công, trong đó có chính sách xã hội, giáo dục và y tế. Chính sách phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến mức lợi ích cá nhân nói riêng và mức lợi ích nhóm nói chung. Với năng lực sản xuất lớn mà bị hạn chế nguồn lực hoặc bị cắt giảm mức thu nhập thì mức lợi ích thực tế cũng bị giảm sút đáng kể. Mức thu nhập thực tế còn chịu ảnh hưởng ngược chiều từ tác động của nhóm đến chính sách phân bổ. Với sự vận động của nhóm và các ảnh hưởng chính trị, xã hội, chính sách phân bổ có thể bị điều chỉnh làm thay đổi mức lợi ích của các nhóm liên quan.

Trong dài hạn, kết quả của chính sách phân bổ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực sản xuất của nhóm, ví dụ như việc bảo vệ sức khỏe, tăng cường trình độ và kỹ năng lao động sẽ dẫn tới kết quả là cải thiện mức thu nhập của nhóm. Mặt khác, mức cải thiện lợi ích nhóm xét về dài hạn không chỉ là hệ quả của chính sách phân bổ thu nhập một cách đơn thuần mà còn là chỉ số thể hiện khả năng tác động của nhóm lợi ích tới hoạt động phân bổ ngân sách. Những ảnh hưởng và sự vận động trực tiếp của nhóm đối với chính sách nhà nước có thể thay đổi chính sách phân bổ, góp phần hình thành quan điểm và cách thức phân bổ mới. Với tác động chung của các yếu tố nêu trên, mức lợi ích của nhóm có thể được xem như là chỉ số tổng hợp phản ánh vị thế và khả năng tác động của nhóm đến các chính sách nhà nước.

Phân loại nhóm lợi ích: Tuỳ đặc điểm và khả năng ảnh hưởng của mỗi nhóm mà người ta sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợi ích. Có nhiều nhóm ban đầu hình thành một cách tự phát và sau đó phát huy vai trò của mình một cách tự giác. Nhiều nhóm được hình thành một cách tự giác ngay từ ban đầu. Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ở mức tự giác có vai trò bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm. Trong trường hợp này, người ta còn gọi những nhóm ấy là nhóm quyền lợi. Nhóm quyền lợi có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến quy trình xây dựng chính sách được gọi là nhóm áp lực. Những nhóm vừa có khả năng gây áp lực vừa có khả năng can thiệp trực tiếp vào việc quyết định chính sách còn được gọi là nhóm đặc quyền. Người ta còn gọi tên các nhóm lơi ích theo mục tiêu chính của nhóm, ví dụ: nhóm lợi ích công, nhóm lợi ích tư, nhóm lý tưởng... Người ta cũng có thể được nhận diện, gọi tên nhóm lợi ích theo nhiều yếu tố khác nhau tuỳ thuộc mục đích phân tích. Ví dụ, nhóm lợi ích có đặc trưng phân loại theo điều kiện tự nhiên, ranh giới địa lý hành chính, hoặc các yếu tố khác về đặc điểm nhân thân như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc…

Lý thuyết Nhóm lợi ích phân loại nhóm theo mức lợi ích. Theo nội dung trong này, các nhóm lợi ích có thể được phân làm hai loại cơ bản là nhóm được lợi và nhóm chịu thiệt dưới giác độ “công bằng phát triển.” Khía cạnh thiệt hại và lợi ích ở đây mang ý nghĩa dài hạn, trong đó nổi bật nhất là lợi ích và thiệt hại trong việc phân phối thành quả lao động và phân phối nguồn lực phát triển, hoặc vị thế lợi ích nhóm liên quan tới sự cố môi trường. Quan hệ giữa các nhóm có thể là một trong các trường hợp: cùng có lợi, cùng chịu thiệt và một bên được lợi, một bên chịu thiệt. Trong ngắn hạn, sự phát sinh các nhóm lợi ích đối lập giữa được lợi và chịu thiệt có thể không luôn luôn tồn tại nhưng trong dài hạn lợi ích đối lập này tồn tại khá phổ biến.

Công bằng phát triển: Để xã hội phát triển bền vững ở mức độ tối ưu cần khuyến khích mỗi cá nhân đóng góp tối đa khả năng của họ cho xã hội bằng cách phân bổ lợi ích thỏa đáng với công lao đóng góp của họ đồng thời ngăn ngừa thích hợp để hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây hại cho xã hội bằng cách loại trừ các mâu thuẫn, bức xúc và biện pháp trừng phạt nghiêm minh. Phân phối thành quả lao động không công bằng nghĩa là một số người nào đó được nhiều hơn so với công lao đóng góp cho xã hội; đây là nhóm được lợi. Phần lợi ích vượt trội đó có thể xem như là phần thiệt hại của một số người khác hoặc là thiệt hại chung của tất cả những người còn lại trong xã hội. Như vậy, nhóm chịu thiệt có thể là phần còn lại của xã


8 Phần I: Các lý thuyết kinh tế

hội hoặc một nhóm cụ thể nhất định. Tình trạng bất hợp lý về thu nhập cá nhân có thể làm giảm sự sáng tạo và nhiệt tình đóng góp của nhóm chịu thiệt, chưa kể đến nguy cơ xung đột, nội chiến trong một số trường hợp nhất định, đồng thời làm giảm hiệu quả xã hội đối với nhóm được lợi.

Việc phân phối phương tiện sản xuất công cộng cũng có những nét tương đồng nhưng có tác động qua lại phức tạp hơn so với thu nhập cá nhân về lợi ích và thiệt hại. Khái niệm công bằng phát triển dành nhiều quan tâm đến việc phân phối phương tiện và nguồn lực sản xuất. Vì mục tiêu phát triển, các nguồn lực phải được phân phối phù hợp với năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất của mỗi doanh nghiệp, mỗi khu vực địa lý-hành chính. Ưu tiên quá nhiều cho một vùng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu của các vùng khác. Việc lãng phí nguồn lực ở một nơi đồng thời làm khan hiếm nguồn lực chung dẫn tới giảm hiệu quả tổng thể. Nơi được ưu tiên quá nhiều đến mức gây lãng phí được gọi là nhóm được lợi. Những nơi thiếu hụt nguồn lực được gọi là nhóm chịu thiệt.

Nhóm chịu thiệt ở đây không chỉ là nhóm nghèo và nhóm có địa vị thấp trong xã hội, mặc dù đây là điều thường gặp và có khi bị ngộ nhận là đối tượng duy nhất phải chịu thua thiệt. Thực ra, trường hợp những người có tài năng sáng tạo hoặc có khả năng tổ chức kinh doanh mà thiếu điều kiện để phát huy năng lực của mình cũng được coi là nhóm chịu thiệt. Nhóm được lợi có thể là bất cứ ở vị thế nào trong xã hội, nếu vì điều kiện nào đó mà được phân bổ dư thừa so với khả năng đóng góp của họ cho xã hội.

Nhóm lợi ích và môi trường thể chế
Sự tồn tại của các nhóm lợi ích và động cơ tranh giành lợi ích giữa các nhóm trong xã hội là một thực tại khách quan không thể loại trừ. Tuy nhiên, bảo đảm xã hội phát triển bền vững, tránh những dao động cực đoan, cần tìm hiểu các đều kiện có thể khuyến khích ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợi ích. Thực tiễn cho thấy nhóm lợi ích có vai trò trung tâm trong các yếu tố cơ bản chi phối định hướng chính sách và mô hình phát triển ở mỗi quốc gia. Nhóm lợi ích vừa có thể có ảnh hưởng tích cực vừa có thể ảnh hưởng tiêu cực xét trong dài hạn. Tiêu cực diễn ra khi các nhóm lợi ích có thể tác động tới hoạt động hoạch định chính sách dẫn đến việc phân bổ bất công giữa các nhóm. Sự bất công trong phân bổ ngân sách diễn ra khi sự đóng góp cho xã hội không được đền bù thỏa đáng và nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội không được phòng ngừa thích hợp. Sự bất công còn dẫn dến thiệt hại lớn hơn khi những tiềm năng bị kìm chế hoặc bị tước đoạt điều kiện phát triển.

Tiêu cực cũng diễn ra khi các nhóm lợi ích có thể tác động tới hoạt động chi tiêu ngânsách gây ra áp lực tăng thêm quy mô chi tiêu ngân sách vượt qua quy mô tối ưu. Điều kiện vàcũng là động cơ để các nhóm lợi ích làm tăng quy mô ngân sách chính là tỷ trọng của các hànghóa và dịch vụ công không thuần túy mà chính phủ tham gia sản xuất và cung cấp.

Hàng hóa công (HHC) không thuần túy: Trong tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ do chính phủ cung cấp, tỷ trọng hàng hóa công không thuần tuý càng lớn thì càng làm tăng cơhội và động lực để các nhóm lợi ích gây sức ép đối với chính phủ trong việc duy trì các hoạt động cung cấp các hàng hóa này và cũng là thách thức lớn của chính phủ trong nỗ lực kiện toàn chức năng của mình. Đây là vấn đề chức năng chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Hàng hóa công địa phương: So sánh về động cơ của nhóm lợi ích thì HHC địa phương chứa đựng nhiều lý do kinh tế thúc đẩy các nhóm lợi ích hành động hơn HHC mang tính toàn quốc. Hành vi phổ biến này của mọi địa phương làm méo mó và phóng đại nhu cầu thực về HHC, đồng thời là áp lực chính trị-xã hội buộc chính phủ phải không ngừng tăng thêm quy mô chi tiêu ngân sách. Nếu những loại HHC địa phương cụ thể được hoạch định và quyết định chi tiêu trong khuôn khổ ngân sách của cấp chính quyền thích hợp thì có thể hạn chế hoặc loại trừ được tình trạng méo mó thông tin và gây áp lực tăng thêm quy mô chi tiêu. Đây là một căn cứ khoa học của vấn đề phân cấp quản lý trung ương-địa phương.

Quy trình ngân sách: Quy trình ngân sách là một điều kiện quan trọng để các nhóm lợi ích có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạch định và chi tiêu ngân sách. Tình trạng gây áp lực làm tăng quy mô chi ngân sách là phổ biến và nghiêm trọng đối với các quốc gia áp dụng quy trình lập kế hoạch ngân sách từ dưới lên. Trong trường hợp này, lý thuyết sự lựa chọn công cộng không phù hợp để đánh giá nhu cầu thực của xã hội. Quy mô chi lớn không phải là mong muốn của đa số nhân dân mà đó lại là hậu quả của quá trình lâu dài trong đó mỗi nhóm lợi ích đều tìm mọi cách theo đuổi lợi ích cục bộ của mình để cuối cùng dẫn tới những thiệt hại chung cho toàn xã hội.

Chính sách phát triển vùng: Vấn đề phát triển vùng là một ví dụ điển hình về tác động của sự câu kết giữa nhóm lợi ích - người đại diện với chính sách phân bổ nguồn lực. Đây là vấn đề nổi cộm ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Thực tế phát triển của nhiều nước cho thấy thành công trong chính sách phát triển vùng thì ít mà thất bại thì nhiều. Vấn đề phát triển vùng là một ví dụ nổi bật về việc cơ chế chính trị gây tổn hại tới hiệu quả phân bổ nguồn lực quốc gia. Cơ chế dân chủ đại diện và mô hình cân bằng quyền lực chính phủ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả chính sách phát triển vùng.

Khả năng gây ảnh hưởng, tác động của nhóm lợi ích đến hiệu quả chi tiêu ngân sách phụ thuộc vào nhiều điều kiện thể chế, trong đó nổi bật là quy trình ngân sách, mức phân cấp và tỷ trọng HHC trong rổ hàng hóa do chính phủ cung cấp. Các yếu tố này khuyến khích sự câu kết giữa các nhóm lợi ích với một số quan chức chính trị hoặc công chức cao cấp trong giới lập chính sách dẫn tới những quyết định thiên vị, giúp duy trì và bảo vệ những cách làm cổ hủ, lạc hậu. Các điều kiện ấy là lý do cơ bản cho phép một số cá nhân, nhóm, giới trục lợi; và đó cũng là lý do mà việc cải tổ, cải cách bị kìm chế, cản trở. Để tránh những trở ngại như vậy, một số cuộc cải cách thành công đã bắt đầu thay đổi từ tận gốc, mà mục tiêu là loại trừ động cơ lợi ích nhóm và các điều kiện dung dưỡng các đặc quyền, đặc lợi.

3. Nhóm lợi ích và định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

Thực trạng: Công cuộc cải cách của đất nước ta đã được tiến hành trong hơn 20 năm; đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Kết quả về đổi mới và phát triển của Việt Nam cũng được ghi nhận là một trong những nước thành công nhất thế giới giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, động lực của những thành công bước đầu này có thể không còn là động lực chính để Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Nhiều tiềm lực phát triển căn bản chưa có cơ chế để phát huy, đồng thời nhiều lúng túng, hạn chế lớn chưa được loại bỏ.

Trong vài năm gần đây, tổng chi ngân sách không giảm mà có xu hướng tăng nhẹ. Phần chi đầu tư tăng mạnh và đã có biểu hiện tiêu cực của quy luật hiệu suất giảm dần thông qua chỉ số ICOR tăng cao một cách đáng lo ngại. Nhà nước còn làm nhiều việc thay thị trường, chen lấn và choán chỗ khu vực tư nhân. Đặc biệt là nhà nước còn bao thầu quá lớn trong dịch vụ công, chưa làm rõ khuôn khổ chức năng quản lý nhà nước và chưa mạnh dạn tách biệt giữa việc quản lý nhà nước chuyên ngành và việc tổ chức thực hiện cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội.

Quy trình ngân sách lạc hậu, ngân sách phải chịu áp lực tăng chi lớn từ các đơn vị ngân sách cơ sở và việc tăng lương cho công chức trong khi việc cắt giảm biên chế không khả quan.

Việc lập ngân sách hàng năm thiếu dự kiện tin cậy về dự báo trung hạn tạo nên nhiều rủi ro tiềm tàng cho kế hoạch ngân sách. Nhiều nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ xuất khẩu, từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chứa đựng nhiều nguy cơ đột biến ngoài tầm kiểm soát.

Thiếu điều kiện quản lý ngân sách một cách tổng thể và minh bạch. Bên cạnh những khoản chi tiêu được công khai hóa, nhiều chương trình chi ngân sách chưa được thống kê, kiểm soát thích đáng, trong đó có các quỹ hỗ trợ, đặc biệt là Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Việc tách rời trách nhiệm tham mưu và xây dựng kế hoạch phân bổ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên vào hai đầu mối khác nhau (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) làm nảy sinh những bất cập trong việc phối hợp và suy giảm hiệu quả chi tiêu nói chung.

Việc phân cấp tài chính công giữa các cấp chính quyền chậm và chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đổi mới gây tâm lý ỷ lại cấp trên, cản trở tính sáng tạo và tự chủ của các cấp, ngành địa phương. Việc phân cấp không thỏa đáng là một yếu tố giúp duy trì cơ chế “xin- cho,” dẫn đến áp lực tăng chi ngân sách, và cũng là một cơ sở dẫn đến tình trạng tham nhũng.

Tài chính DNNN có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến ngân sách tầm trung và dài hạn. Tình trạng nợ xấu cùng với báo cáo tài chính thiếu trung thực có khả năng gây nguy hại tới sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Nhiều nguồn tài sản công có giá trị lớn như đất đai, rừng biển, khoáng sản, trụ sở, phương tiện chưa có cơ chế quản lý thích đáng. Quyền định đoạt nhiều thứ tài sản công có giá trị được giao cho một số cấp hành chính dẫn đến nhiều nguy cơ thiệt hại tài sản công, tiêu cực, tham nhũng. Quốc hội được giao quyết định ngân sách nhưng thiếu các điều kiện cần thiết khác về vật chất và pháp lý để có được quy trình ngân sách thực sự đổi mới.

Một số đề xuất ngụ ý chính sách định hướng theo công bằng phát triển tại Việt Nam

Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai cần đặt vấn đề bền vững trên ba lĩnh vực chính: (i) Bền vững về phát triển vĩ mô, trong đó đặc biệt quan trọng về cân đối giữa khu vực “kinh tế thật” và “kinh tế ảo” để hạn chế tổn thất do phát triển “bong bóng” gây nên. (ii) Bền vững về xã hội, trong đó quan trọng nhất là việc điều chỉnh định hướng thu nhập giữa các nhóm xã hội theo “công bằng phát triển” để một mặt hạn chế làm giàu phi pháp và mặt khác khuyến khích nhóm nghèo phát huy hết tiềm năng của mình; (iii) Bền vững về môi trường, trong đó cần đẩy mạnh việc kiểm soát tình trạng lạm dụng ngoại ứng tiêu cực để trục lợi và gây tổn hại cho nhân dân. Đây không chỉ là vấn đề nằm trong phạm vi quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế.

Ba lĩnh vực nên trên có mối quan hệ đan xen và có ảnh hưởng phức tạp đến nhiều vấn đề khác nhau. Với thực trạng của nền kinh tế-xã hội hiện nay và định hướng chính trị của Đảng ta trong việc cải cách, đổi mới, Việt Nam có thể mạnh dạn thực hiện những bước cải cách mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong từng bước phát triển, chủ động và vững vàng trên con đường hội nhập mà một vấn đề cốt yếu là cải cách thể chế:

a) Cần sớm nghiên cứu áp dụng quy trình ngân sách trung hạn một cách hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam. Quy trình ngân sách trung hạn phải dựa trên những dự báo đáng tin cậy về trung hạn, phòng ngừa thỏa đáng những rủi ro tiềm tàng cho ngân sách quốc gia. Đảm bảo thứ tự ưu tiên của việc chi tiêu được chọn lọc một cách khoa học theo tiêu chí hiệu quả tối ưu dài hạn, trong đó đặc biệt chú trọng thứ tự ưu tiên của các chương trình đầu tư và chương trình chính sách quốc gia. Sắp xếp lại cơ cấu và chức năng các tổ chức liên quan cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực hiện quy trình ngân sách trung hạn.

b) Đánh giá lại chức năng của chính phủ trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công trong quá trình thực hiện phân cấp của việc cải cách hành chính và kiện toàn hệ thống chính trị. Kiên quyết cắt giảm những chức năng và nhiệm vụ mà nhà nước làm thiếu hiệu quả so với khu vực tư nhân, đặc biệt là những hàng hóa và dịch vụ công không thuần túy. Kiện toàn việc phân cấp chi tiêu cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở đánh giá lại trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền đối với các loại HHC địa phương tương ứng và lợi thế về thông tin của mỗi cấp đối với nhu cầu HHC của nhân dân trong khu vực.

c) Cải cách và đổi mới mạnh mẽ phương thức cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho nhân dân. Tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công; đưa cơ chế cạnh tranh vào các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ công nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Sớm ban hành luật về các loại hình tổ chức phi lợi nhuận nhằm khuyến khích các phương thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ công mới với hiệu quả cao hơn.

d) Tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công cộng, nhất là chương trình chi tiêu của các quỹ hỗ trợ, chi tiêu của các cấp chính quyền địa phương; công khai và minh bạch hóa lĩnh vực tài chính của các DNNN đi đôi với việc loại trừ dần chênh lệch ưu đãi giữa các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường sự minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động của các quỹ ngoài ngân sách, cũng như đối với hoạt động của các ngân hàng có liên quan tới việc cho vay theo chương trình mục tiêu.

e) Tăng cường pháp chế và chất lượng của các công cụ quản lý tài chính, trong đó có vấn đề chất lượng và tính minh bạch của hệ thống kế toán, tinh nghiêm minh của hệ thống thuế và các lực lượng thi hành luật khác.

f) Cải cách cơ chế bầu cử, tăng cường sự minh bạch về trách nhiệm của các đại biểu dân cử với các vấn đề quốc gia; khuyến khích trách nhiệm bảo vệ các nhóm chịu thiệt đồng thời hạn chế và đề phòng sự câu kết tiêu cực, vụ lợi giữa nhóm lợi ích và người đại diện.

Kết luận

Định hướng chiến lược và lý luận mới là những vấn đề hết sức to lớn, có vai trò quyết định đến vận mệnh quốc gia. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài tham luận này, tác giả chỉ xin đề cập một cách hết sức sơ lược vì một số nội dung trên đây là lý thuyết và chưa có nhiều nghiên cứu, bằng chứng thực tiễn. Tuy nhiên, có thể nêu một số vấn đề để có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu như sau:

Nhóm lợi ích là một trong các động lực cơ bản thúc đẩy phát triển xã hội. Ảnh hưởng của nhóm lợi ích có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Mức độ và khả năng ảnh hưởng của nhóm tới định hướng phát triển của quốc gia phụ thuộc vào chất lượng thể chế của mỗi quốc gia. Ý chí của nhóm lợi ích, thậm chí có thời điểm là ý chí của số đông cũng có thể gây tổn hại tới sự phát triển
bền vững của xã hội.
Để loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực và khuyến khích ảnh hưởng tích cực của nhóm lợi ích, cần định hướng xây dựng thể chế lành mạnh, hiện đại có khả năng khuyến khích tối đa sự đóng góp cho xã hội và ngăn ngừa đến mức tối thiểu khả năng gây hại cho xã hội đối với mọi cá nhân.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

2012 - Thông Điệp của Hy Vọng

Tất cả những gì bạn nến biết về 2012:
Không còn thời gian để tự mãn. Thế giới đang thay đổi ngay trong lúc này, không phải ngày mai. Hãy trở thành một phần của thay đổi tích cực.
Hãy chọn tình yêu, đừng chọn sợ hãi.

Một ngày của tôi - my day - 私の一日

Tác phẩm đoạt giải tại liên hoan phim châu Á dành cho học sinh trung học tổ chức tại Nhật, tháng 12/2009